Chị Thu (quê quán Bạc Liêu) có thắc mắc như sau:
Chị Thu (quê quán Bạc Liêu) có thắc mắc như sau:
Trên thực tế, việc nhập cảnh sang một quốc gia khác để cư trú đòi hỏi sự chặt chẽ, minh bạch trong các thủ tục, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh và quản lý hành chính về dân số. Theo đó, khi một người muốn bảo lãnh con sang Đức, cần phải đáp ứng một số điều kiện mà pháp luật quy định dưới đây:
– Thứ nhất, về giấy phép cư trú.
Theo đó, giấy phép cư trú là một giấy tờ pháp lý mang tính bắt buộc nhằm cho phép một công dân nước ngoài đến cư trú tại một số quốc gia. Đây có thể là giấy phép cư trú tạm thời hoặc thường trú lâu dài.
Đối với các quốc gia thành viên của EU, thẻ xanh EU sẽ là giấy phép cư trú được áp dụng cho những công dân nước ngoài, để được hưởng những đặc quyền pháp lý như quyền sinh sống, lao động, học tập cũng như quyền lợi như một người dân mang quốc tịch của các quốc gia thuộc EU.
– Thứ hai, người bảo lãnh cần có chỗ ở hợp pháp (có thể mua hoặc thuê lại) trên lãnh thổ nước Đức với diện tích đáp ứng ở mức tối thiểu đủ để bản thân và con sinh sống tại Đức.
– Thứ ba, người bảo lãnh phải cần đáp ứng điều kiện về khả năng kinh tế để có thể phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con.
– Thứ tư, về điều kiện độ tuổi, người con được bảo lãnh sang Đức phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, khi một người đang cư trú tại Đức và muốn bảo lãnh con cái, người thân sang nước này, cần đáp ứng những điều kiện cơ bản mà Luật sư đã đề cập ở trên. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về điều kiện để bảo lãnh con sang Đức hoặc liên quan đến thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Đức là một trong những quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, và đặc biệt có nền kinh tế lớn mạnh trong khu vực. Đặc biệt, quốc gia này cũng được xem là “cái nôi” khi chứa đựng những nét văn hóa, nghệ thuật độc đáo ở châu âu. Cũng chính những đặc điểm trên, mà đất nước này đã và đang thu hút đông đảo người dân ở các nước đến định cư để sinh sống, lao động và du học. Vậy quy định mới nhất về việc bảo lãnh con sang Đức được ghi nhận như thế nào?
Do Đức là một trong những nước thành viên của Liên minh châu âu (EU), nên về nguyên tắc pháp luật của quốc gia này cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng, điều chỉnh của pháp luật EU. Một trong những nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế – xã hội của EU được áp dụng đó là tạo sự tự do trong việc dịch chuyển của người lao động vào quốc gia này. Cụ thể, pháp luật EU có quy định về vấn đề bảo lãnh thành viên trong gia đình hoặc người thân như sau:
Thứ nhất, các thành viên trong gia đình của công dân EU (trong đó có nước Đức) mà không có quốc tịch trong số các quốc gia thành viên, vẫn được phép cư trú để học tập; làm việc; được tự do di chuyển giữa các nước thành viên EU; được đối xử bình đẳng như các công dân mang quốc tịch các thành viên EU trong việc tiếp cận các chính sách việc làm, chính sách về thuế, chính sách an sinh xã hội…
Trường hợp cư trú không quá 03 tháng, cần có các loại giấy tờ nhận dạng hợp lệ hoặc hộ chiếu. Ngoài ra, người đang lưu trú có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đăng ký nhận diện ở trong nước trong thời hạn theo quy định.
Trường hợp cư trú hơn 03 tháng, nếu là thành viên gia đình hoặc người thân của công dân các nước EU, cần phải nộp đơn xin giấy phép cư trú theo quy định. Các loại giấy phép sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày họ cư trú tại quốc gia này.
Thứ hai, trường người dân là không mang quốc tịch của các nước thành viên EU (tức chưa mang quốc tịch Đức), cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể để có thể bảo lãnh người thân sang Đức.
Như vậy, nếu các bạn đã được nhập quốc tịch nước Đức có thể thực hiện bảo lãnh con sang quốc gia này để sinh sống, lao động hoặc đi du học một cách dễ dàng. Còn trường hợp chưa được mang quốc tịch Đức mà muốn bảo lãnh con, cần đáp ứng các điều kiện về các loại giấy tờ cũng như thực hiện các thủ tục có liên quan.
Trường hợp các bạn cần tìm hiểu thêm về các điều kiện để bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!
Khi một công dân Mỹ muốn bảo lãnh cho người thân của mình sang định cư Mỹ. Dù chứng minh được mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Có đủ những tiêu chuẩn về tài chính để đảm bảo cho việc đưa người thân qua Mỹ. Tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo chắc chắn 100% rằng người thân sẽ được nhập cảnh vào định cư Mỹ. Bởi vì hiện nay luật di trú Mỹ có những điều khoản với một số trường hợp nhất định.
Vậy trường hợp không bảo lãnh người thân qua Mỹ là gì? Để trả lời cho câu hỏi trên hãy cùng Vietmyus tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người dân đang cư trú tại Đức muốn đưa con sang để đoàn tụ cùng gia đình, du học, hoặc tìm kiếm một công việc với mức lương hấp dẫn. Vậy khi có ý định trên, thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức nên diễn ra vào thời gian nào?
Câu trả lời là tùy thuộc vào việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết mà quốc gia này đặt ra, để có thể thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức trong thời gian nhanh nhất.
Trước tiên, người con cần được làm giấy phép cư trú tại cơ quan có thẩm quyền để việc sinh sống tại nước Đức là hợp pháp, và có thể định cư lâu dài để tham gia lao động hoặc học tập tại các cơ sở giáo dục trên lãnh thổ nước này. Tiếp theo, người có ý định bảo lãnh con sang Đức cần chuẩn bị trước về nhà ở nhằm giúp con cái có thể vào ở ngay và ổn định cuộc sống khi sang định cư.
Việc đến một quốc gia mới để sinh sống sẽ có nhiều thứ mới lạ, và cần có thời gian làm quen môi trường sống vào thời gian đầu, để sau có thể tìm kiếm một công việc phù hợp mang lại thu nhập (trong trường hợp người con đã đủ tuổi tham gia vào thị trường lao động).
Do đó, người thực hiện bảo lãnh cần chuẩn bị trước một số tiền đủ để chăm lo cho con trong khoảng thời gian đầu sang Đức để định cư. Ngoài ra, một điều kiện khá quan trọng mà người bảo lãnh cần chú ý là người con được bảo lãnh sang Đức phải đáp ứng điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu người con vẫn chưa đủ tuổi, thủ tục bảo lãnh con sẽ không thể thực hiện trên thực tế.
Có thể thấy, khi công dân đang sinh sống tại Đức đã có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và đáp ứng những điều kiện mà pháp luật và quốc gia này đặt ra, hoàn toàn có thể thực hiện bảo lãnh con sang Đức một cách dễ dàng.
Nếu các bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số máy quen thuộc 1900.6174 để được tư vấn luật nhanh chóng, cụ thể nhất!
Anh Tuấn (quê quán Vĩnh Long) có câu hỏi như sau:
Cách đây 14 năm, vợ chồng tôi đã rời quê nhà sang Đức để đi xuất khẩu lao động với mong ước cuộc sống gia đình sau này sẽ ấm no, đủ đầy hơn. Lúc đi sang Đức, con trai của chúng tôi chỉ mới tròn 05 tuổi và nhờ ông nội chăm sóc giúp.
Vì con đã thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ nhiều năm nay, nên vợ chồng tôi có ý định sẽ bảo lãnh con sang Đức để chung sống cùng gia đình, và con có được cơ hội học tập tại các trường có danh tiếng ở đó.
Luật sư cho tôi hỏi thủ tục bảo lãnh con sang Đức được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!”.
Lời đầu tiên, xin cảm ơn anh Tuấn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Với thắc mắc về trình tự thủ tục bảo lãnh con sang Đức, Luật sư xin tư vấn đến anh như sau:
Theo thông tin anh chia sẻ, con trai của anh sắp tới sẽ tròn 18 tuổi, nên theo quy định về độ tuổi con anh có thể được bảo lãnh sang Đức để sinh sống.
Nếu vợ chồng anh đã có kế hoạch chuẩn bị trước những điều kiện cần thiết về chỗ ở, tài chính… có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức để đoàn tụ cùng gia đình.
Thứ nhất, hồ sơ mà người con được bảo lãnh cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
– Mẫu đơn xin cấp thị thực dài hạn (đối với trường hợp xin cư trú tại Đức hơn 90 ngày);
– Văn bản xác nhận của người được bảo lãnh về việc cung cấp thông tin;
– Các loại giấy tờ sau đây cần nộp bao gồm bản chính kèm 02 bản photo. Trường hợp các loại giấy tờ không sử dụng ngôn ngữ tiếng Đức hoặc tiếng Anh, cần dịch ra tiếng Đức và nộp kèm theo 02 bản photo của văn bản được dịch:
– Nộp 02 đơn xin cấp thị thực có dán ảnh hộ chiếu được chụp mới nhất, và nộp kèm thêm 01 tấm ảnh vào hồ sơ;
– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 tháng, và ngày cấp không được quá 10 năm trở về trước;
– Chứng cứ, tài liệu chứng minh về nơi cư trú của ba hoặc mẹ tại Đức;
– Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của Tổng lãnh sứ quán Đức.
Thứ hai, hồ sơ mà người thực hiện bảo lãnh cần chuẩn bị bao gồm:
– Giấy mời với mục đích bảo lãnh con sang Đức để đoàn tụ gia đình;
– Hộ chiếu (bản sao có công chứng/chứng thực các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh sang nước ngoài…);
– Trường hợp người bảo lãnh chưa nhập quốc tịch Đức, cần nộp chứng cứ về điều kiện kinh tế (cụ thể là thu nhập tháng) và bằng chứng chỗ ở hợp pháp (như hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trong trường hợp đã mua nhà tại Đức);
– Giấy chứng nhận đăng ký cư trú trên lãnh thổ nước Đức;
Bước 2: Viết đơn xin sang Đức để cư trú
Trước tiên, người con được bảo lãnh có thể tự mình hoặc nhờ người thân đặt trước lịch hẹn làm việc với Tổng Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của cơ quan này.
Sau khi đã điền thông tin vào các mẫu đơn và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định, khi đến ngày hẹn đã đăng ký trước đó, người con cần đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh để xin và viết đơn xin sang Đức với mục đích đoàn tụ với gia đình.
Do con trai anh Tuấn đang cư trú tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nên có thể đến Lãnh sự quán Đức tại thành phố Hồ Chí Minh để thuận tiện hơn trong việc đi lại.
Bước 3: Đăng ký thông tin người con tại Đức
Khi người con đã được bảo lãnh sang Đức, anh Tuấn cần tiến hành đăng ký cập nhật thông tin cá nhân của người thân tại Sở Ngoại kiều tại Đức.
Nếu hồ sơ xin bảo lãnh con sang Đức đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian khoảng 03 tháng, người con sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực theo quy định.
Như vậy, Luật sư đã vừa chia sẻ đến anh Tuấn một cách chi tiết liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, cũng như trình tự các bước cần thực hiện trong thủ tục bảo lãnh con sang Đức mà vợ chồng anh và con trai cần lưu ý.
Trong trường hợp Tuấn có gặp khó khăn cần được hỗ trợ khi thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức, đừng ngần ngại gọi ngay đến Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ anh một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!