Trung Quốc dự kiến đưa sầu riêng “nhà trồng” ra thị trường trong tháng 7 tới, bên cạnh hai nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam.
Trung Quốc dự kiến đưa sầu riêng “nhà trồng” ra thị trường trong tháng 7 tới, bên cạnh hai nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (VINAFRUIT), phân tích: Sầu riêng đông lạnh của Malaysia đã có mặt ở Trung Quốc từ trước và đúng là sầu riêng tươi chỉ mới đây với tổng số lượng 40 tấn thì… "chưa đáng kể". Năm 2023, tổng kim ngạch xuất sầu riêng của Malaysia đi khắp thế giới chỉ khoảng 450 triệu USD cũng không phải là con số lớn so với Thái Lan và Việt Nam, do sầu riêng của Malaysia có đặc thù canh tác khác. Ví dụ, thế mạnh của nước này thu hoạch sầu riêng rụng và cấp đông, không phải tươi như Việt Nam và Thái Lan hiện tại.
Còn đối với Indonesia, hiện nay việc đàm phán cũng chưa kết thúc. Là nước có diện tích trồng sầu riêng khá lớn nhưng nhu cầu nội địa cũng cao nên trước đây chưa quan tâm nhiều đến xuất khẩu. Việc họ không có đường bộ với Trung Quốc cũng là hạn chế trong việc cạnh tranh ở phân khúc sầu riêng tươi so với Việt Nam và Thái Lan. Nếu đi đường hàng không thì chi phí cao mà đường biển thì mất nhiều thời gian không đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm. Như vậy, con đường hiệu quả kinh tế của họ có thể là sầu riêng đông lạnh.
Hiện tại, sầu riêng tươi vẫn là phân khúc chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc tới 7/8 tổng nhu cầu thị trường. Ở phân khúc này, lợi thế về vị trí địa lý giúp sầu riêng Việt Nam có ưu thế vượt trội. Thái Lan - đối thủ của Việt Nam ở phân khúc này hiện vẫn là nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn nhất ở Trung Quốc và chất lượng luôn được nâng cao. Song, Thái Lan cũng gặp bất lợi hơn Việt Nam về giao thông.
Ở phân khúc đông lạnh chiếm 1/8 dung lượng thị trường còn lại, Việt Nam cũng mới ký được nghị định thư với Trung Quốc. Ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm nguyên liệu thì công nghệ đông lạnh sẽ là "vũ khí" quyết định. Ở khâu này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có tiềm lực để tham gia cuộc đua với các nước. Tuy nhiên, nếu thị trường chuyển nhanh sang hướng này thì Việt Nam sẽ mất dần lợi thế sầu riêng vụ nghịch. Đây là điều mà Thái Lan mong muốn nhất.
Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt Nam giảm mạnh tại hầu hết thị trường lớn, trong đó Trung Quốc giảm 70%.
Số liệu trên vừa được hải quan công bố. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong tháng 10 chỉ đạt 212 triệu USD, giảm 68,4% so với tháng 9 và giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đại lục - thị trường lớn nhất, chiếm hơn 90% tổng lượng xuất khẩu - đã giảm nhập sầu riêng Việt Nam 70% so với tháng 9 và hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 190 triệu USD.
Các thị trường lớn khác như Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức giảm từ 40% đến 56% so với tháng trước. Đặc biệt, Campuchia không nhập khẩu bất kỳ lô hàng nào từ Việt Nam trong tháng vừa qua.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết xuất khẩu sầu riêng tháng 10 giảm mạnh do nhiều yếu tố. Trước tiên, biến đổi khí hậu với thời tiết cực đoan như mưa kéo dài kết hợp nắng gắt đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả. Tại các vùng trồng trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sầu riêng bị sượng, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, mùa vụ năm nay kết thúc sớm hơn mọi năm khiến nguồn cung hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng xuất khẩu.
Ngoài ra, vụ sầu riêng trái vụ ở miền Tây Nam Bộ cũng không đạt kỳ vọng khi tỷ lệ cho trái chỉ đạt 30-50%. Lý do đến từ việc nhiều nhà vườn chưa xử lý cây đúng kỹ thuật và gặp phải thời tiết bất lợi như mưa bão kéo dài làm cây bị sốc nhiệt, rụng bông hàng loạt.
Sầu riêng tại Châu Thành (Bến Tre). Ảnh: Hoàng Nam
Mặc dù tháng 10 là giai đoạn trầm lắng, xuất khẩu sầu riêng lũy kế 10 tháng vẫn đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này chưa đạt kỳ vọng. Ông Nguyên cho biết năm nay Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD sầu riêng, nhưng sự sụt giảm sản lượng ở các vụ thu hoạch chính và trái vụ đã khiến kế hoạch này trở nên khó khăn.
Dự báo cả năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Trong đó, riêng mặt hàng sầu riêng dự kiến đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành. Với diện tích trồng hiện tại khoảng 154.000 ha và sản lượng gần 1,2 triệu tấn, sầu riêng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, nhưng để đảm bảo bền vững, cần có chiến lược dài hạn trong việc nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong tương lai, các chuyên gia cho rằng ngành sầu riêng không chỉ cần đối phó với biến đổi khí hậu mà còn phải giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việc phát triển các thị trường mới như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp ngành đạt được sự ổn định và tăng trưởng lâu dài.
Doanh nghiệp Ruien Diamond (Đài Loan) đề nghị giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng để nhập khẩu về Đài Loan.
Theo đó, Ruien hiện có nhu cầu nhập khẩu trái sầu riêng tươi, nguyên quả của Việt Nam với một số yêu cầu như sau:
- Sản phẩm cần nhập khẩu: Quả sầu riêng tươi.
- Quả sầu riêng có xuất xứ Việt Nam.
- Quy cách đóng gói: 3-4 trái/ thùng carton (như hình mẫu).
- Sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm dịch của Đài Loan.
- Sầu riêng được bảo quản trong container lạnh khi xuất khẩu sang Đài Loan.
Quý doanh nghiệp quan tâm xin vui lòng liên hệ:
Liên minh Xúc tiến Đầu tư Quốc tế - Invest Global
Địa chỉ: Tầng 3 Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 35 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Người liên hệ: Ms May - Số điện thoại: 0982737679 - Email: [email protected]
Thị trường sầu riêng trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường lớn của thế giới như Trung Quốc, Thái Lan,... Trong bài viết sau, hãy cùng Baconco tìm hiểu về thị trường sầu riêng Việt Nam và cơ hội, thách thức mà loại “trái cây vua” cần vượt qua để mở rộng thị trường hơn nữa.
Thị trường quốc tế mở ra những cơ hội phát triển lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tồn tại không ít thách thức:
Sầu riêng là loại trái cây được ưa chuộng ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới. Từ 2022 đến nay, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng toàn cầu tăng mạnh do nhu cầu mua trái sầu riêng của người tiêu dùng Trung Quốc. Theo dự báo, nhu cầu của thị trường này sẽ tiếp tục tăng lên.
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các đối tác quan trọng, trong đó có các thị trường tiềm năng cho sầu riêng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Các thỏa thuận trên đã giúp giảm thiểu hàng rào thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sầu riêng Việt Nam mở rộng cơ hội kinh doanh sầu riêng trong thương trường quốc tế.
Việt Nam có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng sầu riêng chính vụ và trái vụ. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất cạnh tranh cũng là lợi thế giúp sầu riêng Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả trên thị trường quốc tế.
Việt Nam có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng sầu riêng
Các thị trường phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ,... đều đặt ra tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này là một thách thức lớn đối với ngành sầu riêng Việt Nam nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung.
Hiện nay, sầu riêng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc quá phụ thuộc vào thị trường này khiến ngành sầu riêng Việt Nam dễ bị tác động khi có sự thay đổi về chính sách và giá, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Trung Quốc đang đầu tư tự sản xuất sầu riêng. Khi Trung Quốc có thể sản xuất sầu riêng, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh tại thị trường này.
Malaysia và Thái Lan là những quốc gia xuất khẩu sầu riêng lâu năm có thương hiệu mạnh. Để cạnh tranh với các đối thủ này, sầu riêng Việt Nam cần có chiến lược phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiềm năng.
Chuỗi hệ thống logistics và bảo quản sau thu hoạch của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc vận chuyển dài ngày, thiếu kho lạnh đạt chuẩn, kỹ thuật bảo quản chưa tốt khiến sầu riêng dễ bị dập nát, hư hỏng, giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Chuỗi hệ thống logistics Việt Nam còn nhiều hạn chế