Tỉnh Vĩnh Phúc không có thành phố trực thuộc tỉnh, mà thay vào đó là một số thành phố thuộc các huyện, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã.
Tỉnh Vĩnh Phúc không có thành phố trực thuộc tỉnh, mà thay vào đó là một số thành phố thuộc các huyện, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu châu thổ của sông Hồng có cả dạng địa hình trung du và miền núi, tỉnh có tọa độ từ 21°35’15″B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, Tam Đảo) đến 21°08’55″B (trên sông Hồng, xã Đại Tự thuộc huyện Yên Lạc); từ 105°20’25″Đ (trên sông Lô, xã Bạch Lưu, thuộc huyện Sông Lô) đến 105°47’15″Đ (tại điểm cao 238,65 mét của xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên). Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của vùng châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam với khu vực trung du vì vậy ở đây sẽ có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc, trung du ở phía bắc tỉnh và cuối cùng vùng núi ở huyện Tam Đảo. Tỉnh có vị trí địa lý:
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc sẽ có ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với vùng đất thủ đô Hà Nội, gần với sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
TÌM HIỂU THÊM: An Giang có mấy thành phố
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang có đến 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tỉnh thành Vĩnh Phúc. Hy vọng qua bài viết này của Mephuot.com, các bạn sẽ biết thêm Vĩnh Phúc ở đâu, thuộc miền nào và có mấy thành phố để từ đó sẽ giúp bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin bổ ích về các địa danh nổi tiếng trên khắp đất nước nhé!
Được tổ chức từ ngày 11-23/11, “Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023” nằm trong chuỗi kế hoạch xúc tiến thương mại của ngành Công thương. Thông qua phiên chợ, người tiêu dùng có điều kiện tham quan, mua sắm các sản phẩm Việt chất lượng cao; còn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có cơ hội giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm, hàng hóa do đơn vị mình làm ra.
Mặc dù đã hơn 21h nhưng gian hàng kinh doanh các sản phẩm đồ đồng phong thủy của chị Đào Thị Lộc (Bắc Ninh) tại phiên chợ vẫn có nhiều khách hàng đến xem và mua sắm hàng hóa.
Gian hàng có rất nhiều sản phẩm đồ đồng phong phú, chia thành 3 nhóm, gồm đồ thờ, đồ phong thủy và tranh treo tường. Theo chị Đào Thị Lộc (chủ cơ sở), các sản phẩm của cơ sở được sản xuất tại làng nghề truyền thống Bắc Ninh, đều là hàng có chất lượng nên được đưa đến phiên chợ để giới thiệu cho người tiêu dùng Vĩnh Phúc.
Theo ghi nhận, các sản phẩm tranh đồng, đồ thờ được nhiều khách hàng quan tâm và mua nhiều. Do không phải qua các khâu trung gian, nên sản phẩm được bán đúng giá, tương xứng với giá trị thực của hàng hóa.
Khách hàng xem tranh đồng của Cơ sở đồ đồng Lộc Phát
Chị Lộc cho biết thêm: “Thông qua phiên chợ, chúng tôi mong muốn tạo dựng lòng tin, sự uy tín của sản phẩm cũng như cơ sở. Nhất là đối với mặt hàng đồ thờ tâm linh, các gia đình đều muốn mua sản phẩm tốt để sử dụng lâu dài. Mặt khác, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống chúng tôi không bán giá cao như doanh nghiệp được, chủ yếu “lấy công làm lãi” là chính. Việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ giúp chúng tôi tiếp cận gần nhất với khách hàng. Qua đó, người tiêu dùng cũng có điều kiện sử dụng sản phẩm tốt, còn cơ sở sản xuất có cơ hội phát triển bền vững".
Tại gian hàng nội thất Mạnh Trường (Bắc Ninh) cũng có nhiều khách hàng đến xem các sản phẩm bàn ghế, tủ… Theo chia sẻ của anh Trường, phiên chợ đợt này thu hút rất đông khách hàng đến tham quan, nhưng sức mua giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, điều này cũng đã được chủ cơ sở dự đoán trước tình hình nên không lấy làm thất vọng. Mục đích lớn nhất khi đưa hàng đến phiên chợ của cơ sở là để giới thiệu sản phẩm của địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển nghề mộc truyền thống của Bắc Ninh.
Anh Trường khẳng định: “Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất Mạnh Trường được khách hàng biết đến nhiều hơn. Nhiều lần sau hội chợ, khách hàng ở Vĩnh Phúc vẫn điện thoại đặt đóng các loại bàn, ghế theo yêu cầu khiến chúng tôi thấy rất phấn khởi”.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại phiên chợ được nhiều người quan tâm
Năm nay, "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên" thu hút gần 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong và ngoài tỉnh tham gia, với quy mô 50 - 60 gian hàng. Phần lớn, các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng, đồ gỗ, thủy hải sản, nông sản và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Nhìn chung, các sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương với giá thị trường tại cùng thời điểm.
Chị Phạm Thị Ánh ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Hầu hết, các hội chợ, phiên chợ tổ chức ở địa phương tôi đều đi để mua sắm thực phẩm. Ở đây có những gian hàng chuyên bán các sản phẩm đặc sản của mỗi vùng miền. Ví dụ, các loại mắm ngon ở vùng biển Thanh Hóa, Phú Quốc; nấm hương, miến, nghệ, tam thất ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Lào Cai. Mua những sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống có địa chỉ rõ ràng khiến tôi yên tâm về chất lượng, giá cả".
Mục đích của "Phiên chợ đưa hàng về đô thị thành phố Vĩnh Yên năm 2023" là để người tiêu dùng địa phương có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà phân phối hàng Việt. Qua đó, tìm hiểu và chọn mua những sản phẩm Việt chất lượng với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Phiên chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có điều kiện học tập kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác, thị trường; phát triển đại lý, mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển công thương tỉnh (đơn vị tổ chức chương trình), trong bối cảnh hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập cả ở khu vực nông thôn và thành thị thì những phiên chợ đưa hàng Việt về đô thị có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thị trường cho hàng Việt hiện nay.
Để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đơn vị tổ chức luôn chú trọng lựa chọn những doanh nghiệp uy tín; việc tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa đảm bảo sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên chợ, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và các vấn đề liên quan được đơn vị tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt, giúp các doanh nghiệp, tiểu thương có điều kiện bán hàng thuận lợi nhất.
Theo kế hoạch, từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Công thương sẽ tăng cường tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ, điểm bán hàng Việt cố định… phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Thông qua chương trình giúp kích cầu tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm.
Để tăng sự hấp dẫn cho các phiên chợ, đơn vị tổ chức đã vận động và phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thêm các hoạt động ca nhạc, vui chơi, giải trí cho trẻ em và nhân dân, góp phần thu hút đông đảo nhân dân tới tham quan, mua sắm.