Xuất Khẩu Gạo Sang Thị Trường Mỹ 2023 Bao Nhiêu Tiền Việt

Xuất Khẩu Gạo Sang Thị Trường Mỹ 2023 Bao Nhiêu Tiền Việt

Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang khoảng 30 nước trên thế giới. Trong đó, Philippines vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu và theo sau là Trung Quốc (13,5%) và Indonesia (12,4%).

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ghana, Senegal, và các quốc gia trong khu vực Châu Phi và Châu Âu.

Có thể nói, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vô cùng đa dạng và tiềm năng. Với ưu thế là một trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ở những quốc gia đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm từ đó đặt bàn đạp để mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản xuất.

Hội nhập xu hướng xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử

Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.

Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Amazon dự báo doanh thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong 3 năm tới.

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam.

Đọc thêm: Cập nhập: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua và đang có xu hướng mở rộng sang những thị trường “khó tính” như Mỹ.

Bên cạnh những cơ hội do nhu cầu tiêu thụ gạo của người tiêu dùng Mỹ tăng cao cũng như xu hướng sử dụng gạo Việt của họ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh giá cả và cước phí vận chuyển cao.

Từ đó, doanh nghiệp cần hướng tới những giải pháp mang tính toàn diện như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại và hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để góp phần mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công cho nền xuất khẩu gạo nước nhà.

Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

Sự thiếu hụt nguồn cung gạo mở ra một cơ hội khác để Australia nhận thức rõ hơn đối với những lời kêu gọi ngày càng tăng về nhu cầu cần đa dạng hóa thương mại và hội nhập với các thị trường mới.

Trong bài viết đăng trên trang mạng australiavietnam.org, tác giả James Fairley của Tổ chức Đối thoại Lãnh đạo Trẻ Australia-Việt Nam nhận định việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác thương mại giữa Australia và Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho cả hai nước.

Theo bài viết, Giám đốc điều hành Tập đoàn SunRice - nhà cung cấp gạo lớn nhất Australia, Rob Gordon, mới đây thông báo "xứ Chuột túi" đang bị thiếu hụt một lượng lớn nguồn cung cấp gạo nội địa và buộc phải dựa vào gạo Việt Nam nhập khẩu trước dịp lễ Giáng sinh 2020.

Điều này cho thấy mối quan ngại về ảnh hưởng kinh tế gia tăng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất trong nước của Australia.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, sự thiếu hụt nguồn cung gạo mở ra một cơ hội khác để Australia nhận thức rõ hơn đối với những lời kêu gọi ngày càng tăng về nhu cầu cần đa dạng hóa thương mại và hội nhập với các thị trường mới.

Sản lượng gạo của Australia duy trì độ biến động cao, do sự thay đổi của nguồn nước và giá các loại cây trồng thay thế.

Theo số liệu của Bộ Khoa học, Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES) và Cơ quan Thống kê Australia (ABS), sản lượng gạo niên vụ 2019-2020 đạt khoảng 57.000 tấn.

Trong điều kiện thời tiết bình thường, dự đoán niên vụ 2020-2021, sản lượng gạo của Australia sẽ vào khoảng 266.000 tấn. Mức sản lượng này thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm tính đến niên vụ 2018-2019 là 629.000 tấn.

ABARES dự đoán, trong bất kỳ trường hợp nào, những thay đổi cơ bản về nhu cầu nước và lợi nhuận tương đối thấp có nghĩa là năng suất thu hoạch lúa của Australia ngày càng kém đi.

[Xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt: Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo]

Điều này sẽ thúc đẩy người nông dân lựa chọn các loại cây trồng thay thế khác như cây bông, do sẽ được hưởng lợi từ phát triển công nghệ và bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

Người sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành của Công ty kinh doanh nông nghiệp Lefarm, Lê Bình Nguyên, nhận định: "Đây là một chuyển động tự nhiên theo hướng tăng nhập khẩu thay vì sản xuất trong nước... Câu hỏi ở đây là liệu Australia sẽ tập trung vào nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu hay hình thành chiến lược dài hạn bền vững, để chia sẻ và cùng phát triển đổi mới với Việt Nam, qua đó gắn kết sự hợp tác giữa hệ thống cung và cầu tốt hơn trong tương lai?"

Người dân Australia tiêu thụ khoảng 300.000 tấn gạo mỗi năm, trong đó nhập khẩu chiếm khoảng một nửa tổng lượng tiêu thụ - trung bình là 173.000 tấn giai đoạn 2009-2010 và 2018-2019.

Hầu hết gạo nhập khẩu là dòng gạo hạt dài đến từ các quốc gia châu Á, như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Các nguồn nhập khẩu này cung cấp cho Australia một khối lượng gạo ổn định hơn so với nguồn sản xuất nội địa dễ bị thay đổi.

Sự không ổn định của hoạt động sản xuất gạo nội địa Australia, đặc biệt là trong niên vụ 2019-2020, cho thấy nhu cầu chủ động gia tăng nhập khẩu.

ABARES nhận định trong ngắn hạn (với mức thâm hụt năng suất 2019-2020), gạo sản xuất trong nước của Australia - khi thu hoạch lúa mỗi năm một lần vào mùa Thu - sẽ không thể có thêm cho tới năm 2021. Sự thiếu hụt này cần phải được bù đắp thông qua nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo chủ chốt trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, sản lượng và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới.

Theo Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng kể từ niên vụ 2016-2017, do nhu cầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng từ 6,1 triệu tấn trong năm 2020 lên 7,86 triệu tấn vào niên vụ 2023-2024. Kết quả này được cho là nhờ vào khả năng cạnh tranh về giá so với các nước láng giềng trong khu vực, khi Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch thúc đẩy tăng sản lượng lúa lai 50% và tập trung phát triển khả năng sản xuất, xuất khẩu gạo trong tương lai.

Không giống như các nước láng giềng và đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Việt Nam đã tăng năng suất trồng lúa cao hơn nhờ vào chính sách thâm canh cây trồng, được chính phủ ban hành từ rất sớm, khuyến khích người nông dân bỏ phương pháp luân canh để tối đa hóa sản lượng hàng năm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với thách thức do mực nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính của cả nước - bởi biến đổi khí hậu và các tác động của nó ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất trồng. Bên cạnh đó, việc phân loại, lựa chọn và dự trữ gạo cũng là những vấn đề mà Việt Nam phải giải quyết.

Nhu cầu đa dạng hóa thương mại của Australia

Việc thiếu hụt gạo của Australia và tiềm năng tăng cường hoạt động thương mại gạo với Việt Nam đang ngày càng được củng cố, nhờ vào tâm lý chính trị-xã hội ngày càng tăng về sự phụ thuộc chiến lược và mất cân bằng thương mại do hậu quả kinh tế mà đại COVID-19 gây ra.

Tác động của việc gián đoạn toàn cầu hóa và kết nối kinh tế (ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến hầu hết các quốc gia đóng cửa biên giới, dừng hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hay do một số nguyên nhân khác) đã thúc đẩy những lời kêu gọi Australia cần phải suy nghĩ nhiều hơn về việc đa dạng hóa.

Nhiều học giả và các nhà kinh tế, chính trị cho rằng Australia cần nhìn xa hơn nữa, ra khỏi các đối tác truyền thống, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc (bốn đối tác chiếm tới 55% tổng giá trị thương mại của Australia) và hướng tới "các khu vực đang phát triển có khả năng bổ sung cho hàng hóa, dịch vụ và chuyên môn của Australia, những nơi cung cấp đáng kể tiềm năng đa dạng hóa."

Australia có thể mở rộng quan hệ với Việt Nam bằng cách thúc đẩy các cải tiến có ý nghĩa và cùng có lợi trong lĩnh vực này. Canberra có thể tăng cường các mối quan hệ đối tác mới trong đổi mới, tận dụng các kinh nghiệm và nghiên cứu học thuật của các tổ chức CSIRO, ABARES và các tổ chức khác để hỗ trợ chất lượng và tăng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Australia.

Các cơ quan này đồng thời có thể củng cố những chương trình nghị sự chính sách hiện có về lúa gạo, do Cơ quan như Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) vận hành.

Canberra có thể hỗ trợ nông dân Australia chuyển đổi sang các loại cây trồng được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ như bông - một lĩnh vực được hưởng lợi nhiều từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và cũng là một sản phẩm nhập khẩu đang tăng nhanh tại Việt Nam. Australia không nên xem việc nhập khẩu từ Việt Nam là phương án cuối cùng, mà là cơ hội để tạo dựng mối liên kết lâu dài có ý nghĩa với các đối tác mới nổi, đem lại lợi ích cho cả hai bên./.