Nhắc đến kiến trúc cổ truyền Trung Hoa xưa, không thể không nhắc đến Tứ hợp viện, một trong những loại hình kiến trúc nhà ở có bề dày lịch sử lâu đời nhất.
Nhắc đến kiến trúc cổ truyền Trung Hoa xưa, không thể không nhắc đến Tứ hợp viện, một trong những loại hình kiến trúc nhà ở có bề dày lịch sử lâu đời nhất.
Tứ hợp viện là khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, tức là 3 tòa kiến trúc gồm nhà chính và nhà ngang hướng Đông- hướng Tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở phía trước. Dù nhà có tên gọi “Tứ hợp viện” nhưng vẫn không hẳn thiết kế của nó chỉ có 1 sân. Trên thực tế, những gia đình giàu có ngày xưa, có thể sở hữu các “đại hợp viện” lên đến 7 hay 9 sân tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu của chủ nhà, có những khu Tứ hợp viện nhỏ, khi đó khoảng sân giữa khá nhỏ nhưng có những khu Tứ hợp viện rất rộng và thiết kế tỉ mỉ, công phu.
Mô tả thiết kế phòng ốc trong Tứ hợp viện
Đặc điểm nổi bật nhất của Tứ hợp viện là hình thái khép kín đăng đối và mái nhà ngói đen kẻ sóng lớn che cả nhà và hành lang
Để dễ hình dung về hình dáng và phân loại Tứ hợp viện, có thể tham khảo cấu trúc sau:
- Tứ hợp viện 1 sân (cấu trúc giống hình chữ khẩu 口)
- Tứ hợp viện 2 sân (cấu trúc giống hình chữ nhật 日)
- Tứ hợp viện 3 sân (cấu trúc giống hình chữ mục 目)
Thiết kế nhà tứ hợp viện 1 sân hình chữ "Khẩu" (口) được gọi là Nhị tiến Nhất viện; Tứ hợp viện 2 sân hình chữ "Nhật" (日) được gọi là Tam tiến Nhị viện; Tứ hợp viện 3 sân hình chữ "mục" (目) được gọi là Tứ tiến Tam viện. Nói chung, trong một sân vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến hoặc sau tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong. Tứ hợp viện bao gồm rất nhiều kiểu ở các địa phương, nhưng tiêu biểu nhất là Tứ hợp viện của Bắc Kinh.
Thiết kế nhà tứ hợp viện Bắc Kinh bởi vì có hình dạng vuông vắn, ngăn nắp nên nó cũng được gọi là Tứ hợp phòng. Ngôi nhà phía bắc được mệnh danh là “chính phòng”, nhằm khẳng định hướng chủ đạo của tứ hợp viện là từ bắc nhìn về nam, ngôi nhà phía nam được gọi là “đảo tọa”, hai bên đông tây mang tên “sương phòng”. Sương phòng là không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào.
Trung Hoa đã có Tứ hợp viện từ thời Tây Chu cách đây hơn 3000 năm. Bước sang đời Hán, kiến trúc Tứ hợp viện đã có bước phát triển mới và chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết phong thủy, từ chọn địa điểm đến bố cục xây dựng… Tứ hợp viện khi đó đã có cả một cẩm nang về âm dương ngũ hành. Thiết kế nhà Tứ hợp viện của đời Đường kế thừa truyền thống của đời Đông Hán, Tây Hán và truyền sang đời Tống và đời Nguyên, với bố cục là trước hẹp, sau rộng. Đến đời Nguyên, Tứ hợp viện ngày càng hoàn chỉnh, chính Tứ hợp viện truyền thống của Bắc Kinh đã được xây dựng một cách quy mô trong thời kỳ này. Bước sang đời Minh-Thanh, Tứ hợp viện Bắc Kinh độc đáo, mà Tứ hợp viện của đời Thanh càng cầu kỳ hơn so với Tứ hợp viện đời Minh. Cho đến nay, dọc hai bên đường từ Đông Đơn đến Ung Hòa Cung, từ ngõ Nam La Cổ đến ngõ Bắc La Cổ, từ Tây Đơn đến Tân Nhai Khẩu Bắc Kinh vẫn bảo tồn được một số Tứ hợp viện khá cầu kỳ và tinh xảo.
“Tứ hợp viện” hay còn được gọi là “Tứ hợp phòng”, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Nhà Tứ hợp viện được xây bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính. Bốn nhà đều bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.
“Tứ” chỉ số 4, “viện” là khoảng không gian như sân, vườn trong nhà. “Tứ hợp viện” chính là khoảng sân vườn được kết hợp lại từ 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Đây chính là kiểu nhà truyền thống của những dân tộc Hán sống ở phía Bắc. Ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nhiều thiết kế nhà Tứ hợp viện tại các vùng nông thôn hay Bắc Kinh.
Nhà tứ hợp viện Bắc Kinh là một loại kiến trúc hợp viện phổ biến, “tứ” chỉ tứ phía là “đông, tây, nam, bắc”, “hợp” tức là phòng ốc ở bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, hình thành nên một kết cấu hình chữ “khẩu” (“口”). Trải qua xây dựng hàng trăm năm, Tứ hợp viện Bắc Kinh từ bố cục tổng thể cho đến kết cấu bên trong và chi tiết thiết bị lắp đặt đều hình thành nên nét phong cách đặc sắc của kinh thành.
Ở Việt Nam, kiến trúc truyền thống có sự tương đồng với Tứ hợp viện đó là cũng xây một quần thể gồm các dãy nhà ngang hình chữ nhất liền kề nhau nhưng nó có dạng hình chữ L hoặc chữ U, không bịt kín như Tứ hợp viện mà có sự thông thoáng hơn. Khu nhà truyền thống ở Việt Nam gồm 1 nhà chính, 1 nhà bếp ăn có nhà kho và 1 giường ngủ cho con gái trong nhà. Mặc dù cũng thể hiện tôn ti trật tự trong cách bố trí cấu trúc nhà ở nhưng đối với nhà truyền thống Việt Nam không quá riêng tư và khắt khe như gia đình Trung Quốc xưa.
Tuy nhiên, vì đặc điểm cấu trúc khép kín của Tứ hợp viện nên thiết kế Tứ hợp viện sẽ chỉ phù hợp với vùng phương Bắc lạnh lẽo như Trung Quốc, không phù hợp với khí hậu bí và nóng ở Việt Nam.
Tứ hợp viện không thích hợp để xây dựng và làm nhà ở, nhưng có thể chuyển sang hình thức dùng Tứ hợp viện làm homestay hoặc quán cafe
Hiện nay với sự phát triển của dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng mô hình kiến trúc tứ hợp viện cải biến để kinh doanh phát triển du lịch, có thể thiết kế nhà tứ hợp viện hiện đại và xây dựng thành một trong các kiểu thiết kế homestay ấn tượng. Để giảm chi phí xây dựng, nên tập trung trang trí cho khu sân vườn, bằng những hình ảnh đẹp như đèn lồng, cây cối… tạo nên không gian xanh mát hữu tình đậm chất Trung Hoa nhưng sử dụng vật liệu mộc mạc để xây dựng các khu nhà tạo thành những homestay, resort giá rẻ theo phong cách tứ hợp viện. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh ở nước ta như Sapa, Hà Giang… và nhiều vùng núi cao khác.
*Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé.
Là nét kiến trúc điển hình đặc trưng cho nét văn hóa kiến trúc cổ của Trung Quốc, Tứ hợp viện mang lại nhiều cảm hứng trong thiết kế nhà ở, homestay, quán cafe hiện đại,... Vậy Tứ hợp viện là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của kiểu kiến trúc này như thế nào?
Từ hợp viện hay tứ hợp phòng là một loại kiến trúc cổ của vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Kiến trúc này được xây theo bố cục gồm 1 sân vườn nằm ở trung tâm, 4 khu nhà được xây ở 4 hướng Đông Tây Nam Bắc bao quanh khoảnh vườn ở giữa.
Thông thường, tứ hợp viện có thiết kế nhà ᴄhính tạo Bắᴄ hướng Nam, nhà ngang hướng Đông - Tâу ᴠà nhà đối diện nhà ᴄhính.
Theo thông tin tổng hợp, tài liệu sử sách ghi lại, tứ hợp viện xuất hiện từ thời Đông Chu, cách đây hơn 2.000 năm lịch sử. Qua thời gian, bị ảnh hưởng bởi văn hóa tứ hợp viện có nhiều sự thay đổi. Đến thời nhà Hán việc chọn vị trí, bố trí xây dựng của Tứ hợp phòng được dựa theo sổ tay âm dương.
Thời nhà Đường, tứ hợp viện đã kế thừa những truyền thống của Đông và Tây Hán truyền sang đời Tống và nhà Nguyên, bố cục tứ viện phía trước hẹp, phía sau rộng. Đến thời nhà Nguyên, kiến trúc này ngày càng hoàn thiện. Tứ hợp phòng truyền thống của Bắc Kinh ngày nay đã được xây dựng với quy mô hoành tráng trong thời kỳ này. Bước sang triều đại Minh – Thanh, Tứ hợp viện của Bắc Kinh được hình thành rất độc đáo, nhưng đến thời nhà Thanh thiết kế kiến trúc còn trở nên tinh xảo hơn cả thời Minh.
Đối với người Trung Quốc, kiến trúc tứ hợp viện có vai trò quan trọng trong việc che gió lạnh, nắng nóng bão cát bởi thời tiết Bắc Kinh phân hóa rõ rệt, mùa hè oi bức còn mùa đông của thể giảm xuống -15 độ.
Vào mùa hè, phong cách xây nhà Tứ Viện của Trung Quốc giúp mọi không gian đều được ánh sáng mặt trời lan tỏa. Mọi người có nhiều không gian để sinh hoạt.
Vào mùa đông thời tiết se lạnh, thiết kế nhà theo Tứ hợp viện giúp che bớt phần nào gió lạnh và tăng diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tất cả cửa sổ của các ngôi nhà đều hướng ra ngoài, là biện pháp tốt giúp người Trung Quốc chống chọi với cơn bão cát lớn.
Về hình dáng: Tứ hợp viện được xây dựng trên một khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật. Các gian nhà được xây dựng xung quanh vườn theo các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Thiết kế nhà Tứ Viện phải đảm bảo 4 mặt tường bao quanh là sân vườn và thường có một số mẫu nhà phổ biến như:
- Tứ hợp viện có 1 sân (như dạng tượng hình chữ “khẩu” 口)
- Tứ hợp viện có 2 sân (như dạng tượng hình chữ “nhật” 日).
- Tứ hợp viện có 3 sân (như dạng tượng hình chữ “mục” 目)
Trong ᴠườn, dãу nhà thứ nhất là dãу nhà ᴄó ᴄửa, dãу nhà thứ hai là tiền ѕảnh, dãу nhà thứ ba là phòng ngủ hoặᴄ nhà ở nơi ѕinh hoạt ᴄủa phụ nữ ᴠà gia đình, những người bình thường không đượᴄ phép ᴠào.
Tứ hợp phòng có bao gồm nhiều kiểu nhà khác nhau, nhưng phổ biến và tiêu biểu nhất là Bắc Kinh Tứ Viện. Kiểu nhà này có hình khối vuông vắn, gọn gàng, nhà hướng Bắc là “chính phòng”, nhà hướng Nam là “đảo tọa” còn hai hướng Đông Tây là “phòng sương”.
Về bố cục phân chia không gian: Các gian nhà đều có tường bao quanh khép kín, duy nhất chỉ có góc hướng Đông Nam mở ra. Tùy cấp độ khác nhau mà trong Tứ hợp viện còn bố trí vườn hoa, hồ cá, hành lang, núi giả, thư phòng… xứng đáng là một giang sơn riêng biệt cho từng gia tộc.
Tứ hợp viện truyền thống được xây dựng theo bố cục đối xứng, có trục đường chính rõ nét. Bố cục đối xứng nghiêm cẩn này đã tạo nên bầu không khí trang nghiêm, khiến nhà chính rộng lớn nằm trên trục chính trở nên uy nghiêm.
Tứ viện nhỏ sẽ bao gồm 13 phòng, Tứ hợp viện Nhị tiến Nhất viện hoặc là Tam tiến Nhị viện có thể gồm tới 25 đến 40 gian phòng.
Về ngoại thất, tứ hợp viện thường chỉ xây 1-2 tầng, chủ yếu nhà dạng nhà cấp 4. Mái nhà có độ cong mềm mại, làm từ gỗ tự nhiên. Tất cả các căn nhà trong tứ viện đều có bậc thang để dẫn lên tiền sảnh.
Cổng chính là nơi thể hiện địa vị trong ngôi nhà. Người Trung Quốc rất coi trọng thể diện nên cửa chính luôn rộng, thậm chí có thể trang trí bằng các bức chạm khắc đá, sư tử đá,…
Vì đặc điểm cấu trúc khép kín của Tứ hợp viện nên sẽ chỉ phù hợp với vùng phương Bắc lạnh lẽo và không phù hợp với khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện có nhiều thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc tứ hợp viện dành cho gia đình nhiều thế hệ hoặc mô hình kinh doanh phát triển du lịch như homestay.
Một mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ kiến trúc tứ hợp viện của Trung Quốc kết hợp những nét dân dã, mang hồn cốt làng quê Việt tạo không gian sống độc đáo dành cho gia đình nhiều thế hệ.
Tại Việt Nam, Tứ hợp viện không thích hợp để xây dựng và làm nhà ở, nhưng có thể chuyển sang hình thức dùng Tứ hợp viện làm homestay hoặc quán cafe.
Một Tứ hợp viện được cải tạo với chức năng khách sạn.
Các mẫu thiết kế tứ hợp viện đang được giới nhà giàu Trung Quốc săn đón.