Trường Đại Học Luật Hà Nội Mến Yêu

Trường Đại Học Luật Hà Nội Mến Yêu

Theo quy định tại Quyết định số 868/QĐ-BTP  ngày 07 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau

Theo quy định tại Quyết định số 868/QĐ-BTP  ngày 07 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau

III. Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc

Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.

Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. Số lượng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.

c) Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Hội đồng Khoa học và Đào tạo có Chủ tịch, thư ký và các thành viên; có số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng; trưởng của một số khoa, viện, phòng chức năng trong Trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường (nếu cần thiết).

Hội đồng Khoa học và Đào tạo được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

d) Các đơn vị trực thuộc Trường:

- Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước;

- Khoa Pháp luật thương mại quốc tế;

- Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí;

- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Trung tâm Thông tin thư viện;

- Trung tâm Công nghệ thông tin;

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường do Hiệu trưởng quy định.

đ) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội

- Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Chi hội Luật gia Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Hội Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đảng bộ, các đoàn thể và các tổ chức xã hội của Trường được thành lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Đảng, điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Biên chế công chức và số lượng người làm việc

Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại các đơn vị theo điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật  Hà Nội.

Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Trường với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:

1. Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.

2. Trường là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường. Trường chịu trách nhiệm độc lập về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trường theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến các đơn vị thuộc Bộ thì Trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để     giải quyết.

Khi có yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ về việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường thì Trường có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Trường với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thì Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách  trực tiếp.

4. Quan hệ công tác giữa Trường và một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch công tác về tổ chức, biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ công chức, viên chức và quy mô tuyển sinh, đào tạo cán bộ pháp luật của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và các hoạt động tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật.

c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

d) Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học pháp lý xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

đ) Phối hợp với các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.

e) Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi quản lý của Trường.

g) Phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Bộ Tư pháp.

5. Quan hệ công tác giữa Trường với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

IELTS TUTOR lưu ý mức học phí Trường đại học Luật Hà Nội c ụ thể như sau:

IELTS TUTOR lưu ý mức học phí theo hệ đào tạo năm 2021 cụ thể như sau:

IELTS TUTOR lưu ý mức học phí của Đại học Luật Hà Nội năm 2022 có sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo, cụ thể:

IELTS TUTOR lưu ý học phí theo ngành học và chương trình học hiện nay cụ thể là:

Về đào tạo, Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học (cử nhân) và bậc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Về nghiên cứu khoa học, Khoa được giao triển khai các hoạt động khoa học thuộc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần sáng tạo, chuyển giao tri thức, tư vấn và phản biện chính sách trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Tên gọi “Khoa Tư pháp hình sự” mới xuất hiện từ tháng 9 năm 2022 khi Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, tiền thân của Khoa Tư pháp hình sự là Bộ môn Tư pháp hình sự đã có bề dày xây dựng và trưởng thành gắn với sự phát triển của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trước đây và sau này là của Khoa Luật, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khoa Tư pháp hình sự có đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 13 thầy cô, với 01 giáo sư - tiến sĩ khoa học; 01 giáo sư - tiến sĩ; 05 phó giáo sư - tiến sĩ; 05 tiến sĩ, 01 thạc sĩ – nghiên cứu sinh. Nhiều thầy cô giảng viên của Khoa là các nhà khoa học tiền bối có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện đại. Khoa Tư pháp hình sự cũng quy tụ được các giảng viên cơ hữu là những thầy cô có thâm niên nghề luật và kinh qua các vị trí lãnh đạo quản lý tại Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Khoa đã xây dựng được thế hệ giảng viên trẻ kế cận xứng đáng và đội ngũ đông đảo cộng tác viên là các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn uy tín và giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Khoa Tư pháp hình sự đảm nhiệm 03 môn học chính thuộc các học phần bắt buộc: Luật hình sự Phần chung; Luật hình sự Phần các tội phạm; Luật tố tụng hình sự, các môn học thuộc học phần bắt buộc hoặc tự chọn như: Luật thi hành án hình sự, Tội phạm học, Hệ thống tư pháp hình sự, Kỹ năng tranh tụng, Trách nhiệm hình sự và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân…

Khoa Tư pháp hình sự đảm nhiệm 01 chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự; 02 chương trình đào tạo Thạc sĩ định hướng nghiên cứu và Thạc sĩ định hướng ứng dụng chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Các học phần được thiết kế, cập nhật để trang bị cho nghiên cứu sinh và học viên những kiến thức chuyên sâu, những kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật, góp phần hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của người học ở các vị trí công tác khác nhau liên quan đến lĩnh vực pháp luật và tư pháp hình sự.

3.   Định hướng nghiên cứu cơ bản

Các định hướng nghiên cứu cơ bản của Khoa bao gồm:

-   Trách nhiệm hình sự và hình phạt;

-   Quyền con người trong tư pháp hình sự;

-   Các mô hình tố tụng hình sự;

-   Các thiết chế, thể chế tư pháp hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-   Lịch sử và các giá trị truyền thống của tư pháp hình sự Việt Nam;

-   Pháp luật Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống và Cách mạng Công nghiệp 4.0;

-   Các lý thuyết tội phạm học hiện đại và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Với định hướng trên, Khoa Tư pháp hình sự đã và đang triển khai nhiều diễn đàn khoa học như hội thảo, toạ đàm, talkshow… quy tụ nhiều học giả có uy tín và có độ lan toả trong giới luật học. Các giảng viên của Khoa Tư pháp hình sự đã công bố nhiều sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình đại học, giáo trình sau đại học, đồng thời cũng tham gia các ấn phẩm khoa học do nhà xuất bản có uy tín trên thế giới phát hành. Ngoài ra, các giảng viên cũng là tác giả của những bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; có các đề tài khoa học (chung và riêng) có hàm lượng khoa học cao, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, phục vụ đắc lực công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu cụ thể của các giảng viên thuộc Khoa:

Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu

Lý luận về tội phạm; Lý luận về Nhà nước pháp quyền và tổ chức quyền tư pháp; Lý luận và lịch sử tư pháp hình sự

Luật hình sự; Điều tra hình sự; Tranh tụng hình sự

Luật hình sự; Luật hình sự kinh doanh; Luật hình sự so sánh; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Luật tố tụng hình sự; Quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp hình sự; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân; Kỹ năng tranh tụng

Luật hình sự; Cải cách hệ thống tư pháp hình sự trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam; Vai trò của Toà án trong hệ thống tư pháp hình sự; Xét xử hình sự

Luật hình sự; Trách nhiệm hình sự và hình phạt; Kiểm soát xã hội đối với tội phạm; Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân

Luật tố tụng hình sự; Quyền con người trong tư pháp hình sự; Lịch sử và các giá trị truyền thống của tư pháp hình sự Việt Nam

Luật tố tụng hình sự; Tổ chức Toà án và các cơ quan tư pháp khác

Tội phạm học; Chiến lược phòng ngừa tội phạm; Tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia

Luật hình sự; Kỹ năng tranh tụng hình sự

Luật hình sự; Luật thi hành án hình sự; Luật hình sự so sánh

Luật tố tụng hình sự; Điều tra tội phạm; Luật thi hành án hình sự

Chức danh chuyên môn/Chức vụ/Đơn vị công tác

GVCC/Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

GVCC/Nguyên Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Email: [email protected]

GVCC/Nguyên Quyền chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

GVCC/Nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

Email:  [email protected]

GVCC/Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ

GVCC/Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GVCC/Chủ nhiệm Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GVC/Trưởng phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

GV/Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

GV/Trưởng Văn phòng Luật Investlinkco và Cộng sự

Email: [email protected]

GV/Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật hình sự - Tội phạm học

GV/Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý

·                      Phòng 209, nhà E1, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội;

·                      Điện thoại: (024) 37547512;

·                      Email: [email protected];

·                      Fanpage: https://www.facebook.com/khoatuphaphinhsu

·                      Trợ lý Khoa: Ths. Bùi Thu Dung: 0967820190