Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Việt Nam 2024

Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Việt Nam 2024

Xu thế hội nhập , quốc tế hoá trong khu vực và trên thế giới đang diễ ra hết sức mạnh mẽ . Hoà trong xu thế này , du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ cũng nhu thách thức mới trong quá trình phát triển và khẳng định mình . Sự bất ổn về kinh tế chính trị tại một loạt các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây , phần nào có những tác động xấu đến du lịch Việt Nam . Tình hình này đặt nghành du lịch non trẻ của nước ta trước những thách thức khó khăn lớn . Nhưng bên cạnh đó , chính những bất ổn này , ở một khía cạnh nào đó lại là một cơ hội cho du lịch Việt Nam có những bước bứt phá . Để làm được điều đó , không phải dễ , nó đòi hỏi nguồn lực từ nhiều cơ quan , bộ , nghành , từ phía doanh nghiệp và chính những ngừơi dân . Tình hình kinh tế chính trị của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến du lịch của quốc gia đó như thế nào và ở Việt Nam ra sao . Phân tích những tác động này, không chỉ cho chúng ta thấy được thực trạng đó , mà quan trọng hơn chúng ta thây được nhứng điểm mạnh , điểu yếu của du lịch Việt nam , đâu là thời cơ và đâu là thách thức . Chỉ có hiểu rõ như thế , chúng ta mới có thể đưa ra các đường lối , chính sách phát triển đúng đắn , nhằm khai thác và tận dụng tốt những nguồn lực , tiềm năng của đất nước phục vụ phát triển nhân lực . Phát triển du lịch là phát triển trong một tổng thể của nền kinh tế quốc dân , ổn định và hài hoà đối với các nghành , lĩnh vực kinh tế khác , phát triển du lịch đồng thời phải đảm bảo giữ gìn tình hình chính trị , an toàn xã hội của đất nước . Có thể nói phân tích những ảnh hưởng của nền kinh tế ,chính trị đến sự phát triển du lịch Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong bất cứ giai đoạn nào nhất là giai đoạn hiện nay , là một sinh viên em mong muốn được đặt mình và cương vị một nhà quản lý du lịch , nhìn nhận và đánh giá thực trạng này ở Việt Nam , đưa ra một vài kiến nghị nhỏ . Không phải với hy vọng định hướng cho du lịch Việt Nam phát triển mà là hy vọng qua đây có thể nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tình hình kinh tế chính trị với sự phát triển của du lịch . Đó là lý do em chọn đề tài “Ảnh hưởng của tình hình kinh tế , chính trị đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam I, C¬ së lý luËn chung

Xu thế hội nhập , quốc tế hoá trong khu vực và trên thế giới đang diễ ra hết sức mạnh mẽ . Hoà trong xu thế này , du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ cũng nhu thách thức mới trong quá trình phát triển và khẳng định mình . Sự bất ổn về kinh tế chính trị tại một loạt các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây , phần nào có những tác động xấu đến du lịch Việt Nam . Tình hình này đặt nghành du lịch non trẻ của nước ta trước những thách thức khó khăn lớn . Nhưng bên cạnh đó , chính những bất ổn này , ở một khía cạnh nào đó lại là một cơ hội cho du lịch Việt Nam có những bước bứt phá . Để làm được điều đó , không phải dễ , nó đòi hỏi nguồn lực từ nhiều cơ quan , bộ , nghành , từ phía doanh nghiệp và chính những ngừơi dân . Tình hình kinh tế chính trị của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến du lịch của quốc gia đó như thế nào và ở Việt Nam ra sao . Phân tích những tác động này, không chỉ cho chúng ta thấy được thực trạng đó , mà quan trọng hơn chúng ta thây được nhứng điểm mạnh , điểu yếu của du lịch Việt nam , đâu là thời cơ và đâu là thách thức . Chỉ có hiểu rõ như thế , chúng ta mới có thể đưa ra các đường lối , chính sách phát triển đúng đắn , nhằm khai thác và tận dụng tốt những nguồn lực , tiềm năng của đất nước phục vụ phát triển nhân lực . Phát triển du lịch là phát triển trong một tổng thể của nền kinh tế quốc dân , ổn định và hài hoà đối với các nghành , lĩnh vực kinh tế khác , phát triển du lịch đồng thời phải đảm bảo giữ gìn tình hình chính trị , an toàn xã hội của đất nước . Có thể nói phân tích những ảnh hưởng của nền kinh tế ,chính trị đến sự phát triển du lịch Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong bất cứ giai đoạn nào nhất là giai đoạn hiện nay , là một sinh viên em mong muốn được đặt mình và cương vị một nhà quản lý du lịch , nhìn nhận và đánh giá thực trạng này ở Việt Nam , đưa ra một vài kiến nghị nhỏ . Không phải với hy vọng định hướng cho du lịch Việt Nam phát triển mà là hy vọng qua đây có thể nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tình hình kinh tế chính trị với sự phát triển của du lịch . Đó là lý do em chọn đề tài “Ảnh hưởng của tình hình kinh tế , chính trị đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam I, C¬ së lý luËn chung

Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).

Trong tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu mười một tháng năm 2024 nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%.

+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu mười một tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 323,72 tỷ USD, chiếm 93,7%.

– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD.

– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD. Tính chung mười một tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.

c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười Một tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.

– Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 4,97%.

d) Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng 11/2024 ước đạt 464,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,0%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.596,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%.

Vận tải hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 246,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 49,6 tỷ tấn.km, tăng 14,4%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước.

– Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu; các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

– Trong mười một tháng năm 2024, cả nước có 114,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (18 ca tử vong); 67,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 14,3 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi (04 ca tử vong); 74 trường hợp tử vong do bệnh dại; 532 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 22 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 10 trường hợp mắc bạch hầu (01 ca tử vong); 01 trường hợp mắc cúm A và đã tử vong.

– Trong tháng Mười Một (từ 26/10-25/11/2024), cả nước đã xảy ra 1.994 vụ tai nạn giao thông. Tính chung mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người.

– Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười Một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung mười một tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 84.345,1 tỷ đồng, gấp hơn 19,1 lần cùng kỳ năm 2023.

– Trong tháng (từ 18/10-17/11/2024), các cơ quan chức năng phát hiện 978 vụ vi phạm môi trường tại 49/63 địa phương. Tính chung mười một tháng năm nay, các cơ quan chức năng phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Trong mười một tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.

[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 02/12/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.

[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).

[3] Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 11/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 3/12/2024.

[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2023 đạt 620,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 323,2 tỷ USD, giảm 5,7%; nhập khẩu đạt 297,0 tỷ USD, giảm 13,3%.

TS. Đặng Xuân HoanHọc viện Hành chính Quốc gia

(Quanlynhanuoc.vn) – Trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Bài viết này nhằm phân tích mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ này, bao gồm các thành tựu đã đạt được, thách thức đang đối mặt và các chiến lược cần thiết để duy trì sự tăng trưởng bền vững; đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, từ bối cảnh quốc tế đến các yếu tố nội tại như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách công. Bài viết cũng đề xuất các kịch bản phát triển và các mô hình kinh tế mới nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn tiếp theo.

Từ khóa: Phát triển kinh tế, Việt Nam, mô hình kinh tế, chiến lược phát triển, 2025-2030.

1. Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2024

Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Bài viết này sẽ phân tích các khía cạnh quan trọng của tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong năm 2024, bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thương mại, đầu tư, thị trường lao động, và các vấn đề xã hội. Tất cả các số liệu được dẫn nguồn từ các báo cáo và thống kê chính thức.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), GDP của Việt Nam trong năm 2024 ước tính tăng khoảng 6,5%, duy trì sự tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi và ổn định sau các cú sốc kinh tế từ đại dịch Covid-19 và những biến động toàn cầu khác.

Lạm phát là một trong những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2024 ước tính vào khoảng 4%, tăng so với mức 3,2% của năm 2023. Sự gia tăng này chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao, cũng như áp lực từ các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ đạt khoảng 760 tỷ USD, với xuất khẩu đạt 380 tỷ USD và nhập khẩu đạt 380 tỷ USD, giữ mức cân bằng thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là điện thoại, điện tử, dệt may và nông sản. Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

Năm 2024, Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt khoảng 30 tỷ USD. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Thị trường lao động Việt Nam năm 2024 tiếp tục có sự phát triển tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức khoảng 2,2%, so với 2,6% của năm 2023. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với thị trường lao động vẫn là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và sự thiếu hụt kỹ năng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hiện đại.

Về mặt xã hội, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như bất bình đẳng thu nhập, chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước tính đạt khoảng 4.200 USD, tăng so với mức 3.800 USD của năm 2023. Tuy nhiên, chênh lệch thu nhập giữa các khu vực và tầng lớp dân cư vẫn còn rất lớn. Hệ thống y tế và giáo dục đang cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu với nhiều vùng bị ngập lụt và thiên tai. Chính phủ đang đẩy mạnh các chính sách và biện pháp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Tình hình chính trị của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì sự ổn định với các chính sách tiếp tục hướng đến phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách hành chính và tăng cường tính minh bạch để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2025-2030

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chứng kiến nhiều biến động phức tạp, việc định hình các chiến lược phát triển kinh tế cho một quốc gia trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức: hạ tầng cơ sở chưa phát triển đồng bộ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp và sự phụ thuộc vào các nguồn lực lao động giá rẻ, xuất khẩu hàng hóa thô vẫn là những điểm yếu cơ bản; tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi các chính sách phát triển phải được điều chỉnh để thích ứng.

(1) Mô hình tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức diễn đạt những con đường, hình thái, nội dung tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế thông qua các biến số kinh tế nhất định. Mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế có cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tăng trưởng. Do đó, mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định của mỗi một nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định.

Mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống thường dựa trên ba yếu tố chính: vốn, lao động và công nghệ. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc cân bằng và tối ưu hóa ba yếu tố này là cực kỳ quan trọng. Trong khi vốn đầu tư và lao động là những yếu tố hữu hình và có thể đo lường được thì công nghệ và sáng tạo là những yếu tố vô hình nhưng có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và giá trị gia tăng.

(2) Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia. Lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự đánh giá khả năng của một quốc gia trong việc tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một số quốc gia có nhiều lợi thế hơn những quốc gia khác, vì nhiều lý do. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các chính phủ có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ và phát huy những điểm mạnh đó để tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia của họ.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production); điều kiện về cầu (demand conditions); các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries); chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành (strategies, structures and competition).

Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội.

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia nhấn mạnh rằng, quốc gia không chỉ dựa vào các yếu tố tự nhiên sẵn có mà cần phải xây dựng các lợi thế cạnh tranh thông qua cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng quản lý và đổi mới công nghệ. Đối với Việt Nam, việc xác định và phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh là bước đi quan trọng để nâng cao vị thế kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế.

(3) Phát triển bền vững và các khung lý thuyết liên quan. Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển.

Phát triển bền vững đòi hỏi sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội. Khung lý thuyết về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh vào việc cân bằng ba yếu tố này để bảo đảm sự phát triển lâu dài và ổn định của một quốc gia. Đối với Việt Nam, việc hướng đến phát triển bền vững không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu thiết yếu để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai có thể tiếp tục phát triển.

Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm qua, Việt Nam cần tiếp tục kết hợp hài hòa cả ba mô hình phát triển kinh tế – xã hội nêu trên trong giai đoạn 2025-2030. Nói cách khác, chúng ta cần phát huy vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động trẻ và dồi dào cùng với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, Việt Nam có thể tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tập trung vào các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao có thể là chìa khóa để nâng cao giá trị gia tăng và sự bền vững của nền kinh tế.

Các giải pháp cụ thể cần tổ chức thực hiện, đó là:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh. Cải thiện môi trường kinh doanh là một yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt rào cản gia nhập thị trường và nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp lý. Chính phủ cần tập trung vào việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Đầu tư vào hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông không chỉ giúp cải thiện khả năng kết nối và vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trong đó, cần tăng cường hơn nữa khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các hình thức đối tác công tư (PPP).

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển dài hạn của một quốc gia. Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Việc khuyến khích học tập suốt đời và phát triển kỹ năng số cũng là những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn lao động.

Thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo, đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số vào các ngành kinh tế truyền thống. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và áp dụng các giải pháp công nghệ mới.

Thứ năm, phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. Việt Nam cần xác định và tập trung phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh, bao gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch. Việc phát triển các ngành này không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Thứ sáu, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ cần có các chính sách và biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việc bảo đảm sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là chìa khóa để đạt được sự phát triển bền vững.

Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong hành trình phát triển kinh tế từ nay đến năm 2025. Việc xác định các giải pháp chiến lược và toàn diện là điều kiện tiên quyết để duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững. Từ cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đến phát triển các ngành kinh tế trọng điểm và bảo vệ môi trường, mỗi giải pháp đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế Việt Nam vững mạnh và thịnh vượng. Trong tương lai, việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân.

Tài liệu tham khảo:1. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2024). Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2024. 2. Ngân hàng Thế giới (2024). Vietnam Economic Update: Sustaining Recovery and Growth.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2024). Báo cáo về Lạm phát và Chính sách tiền tệ năm 2024.4. Bộ Công Thương (2024). Báo cáo Thương mại năm 2024.5. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2024). Tổng hợp số liệu xuất nhập khẩu năm 2024.6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2024). Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2024.7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2024). Báo cáo Thị trường Lao động năm 2024.8. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2024). Vietnam Country Report 2024.9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2024). Báo cáo về Biến đổi khí hậu và môi trường năm 2024.