Tiêm Cúm Cho Trẻ 5 Tuổi

Tiêm Cúm Cho Trẻ 5 Tuổi

Các thông tin khoa học về tính hiệu quả của vắc xin dùng cho trẻ nhỏ đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trước những lo ngại của các bà mẹ và các bậc phụ huynh khi bàn về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Các thông tin khoa học về tính hiệu quả của vắc xin dùng cho trẻ nhỏ đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trước những lo ngại của các bà mẹ và các bậc phụ huynh khi bàn về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Vì sao giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi trẻ cần tiêm chủng đầy đủ?

BS Bùi Công Sự – Quản lý Y khoa vùng 3 – miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, trẻ em khi mới sinh ra có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức để kháng tốt do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền qua trong thai kỳ kết hợp cùng kháng thể có trong sữa non. Hơn nữa, lượng kháng thể trong sữa non của mẹ có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại và tối ưu hoạt động của hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật nguy hiểm, phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy lượng kháng thể thụ động này không tồn tại lâu dài mà bắt đầu giảm từ 3 đến 6 tháng sau sinh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ tại thời điểm mới sinh còn rất yếu, chưa hoàn thiện để tự sản sinh ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân virus, vi khuẩn tấn công nên trẻ rất dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, 0 đến 5 tuổi cũng là giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều thầy cô, bạn bè và dần hình thành các khả năng ngôn ngữ – nhận thức, vận động thể chất, giao tiếp xã hội, năng lực tư duy phát triển một cách vượt bậc.

Sự gia tăng tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến trẻ có nguy cơ cao bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công cơ thể, trẻ phải nghỉ học dài ngày để điều trị, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn trẻ rơi vào khoảng trống “miễn dịch” do hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và tình trạng bỏ lỡ lịch tiêm của con, tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm mạnh khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm chắc lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi và cho trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tạo nền móng vững chắc bảo vệ trẻ, chống lại sự tấn công của các tác nhân trong nguy hiểm trong giai đoạn này.

Vắc xin cho trẻ đủ 24 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 24 tháng tuổi, bên cạnh việc tiêm các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax, trẻ cũng cần tiêm thêm vắc xin phòng thương hàn, phế cầu 23 và tả.

Thương hàn có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như về đường tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, hệ thần kinh như thủng đường tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa, viêm não, viêm màng não, thậm chí là tử vong. Cho đến nay thương hàn vẫn đang là nỗi lo của hàng triệu người trên thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 11–21 triệu ca sốt thương hàn và 200.000 ca tử vong do căn bệnh này gây ra.

Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu – 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó khoảng 21.000 – 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên phạm vi toàn cầu. Bệnh tả được cho là mối hiểm họa ở trẻ em khi bệnh thường có diễn biến phức tạp và rất khó lường.

Trẻ em mắc tả nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nặng khiến bệnh nhi mất lượng lớn chất lỏng và chất điện giải gây tử vong nhanh chỉ trong vòng 2 đến 3 giờ. Mặc dù sốc và mất nước là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, song một số trường hợp trẻ còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như hạ đường huyết, nồng độ kali thấp, suy thận.

Với vắc xin phế cầu 23. Trường hợp trẻ đã tiêm phế cầu 10 (Synflorix) thì nên tiêm 1 liều vắc xin phế cầu 13 (Prevenar 13) khi trẻ từ 2 tuổi, sau đó tiêm vắc xin phế cầu 23 (Pneumovax 23).

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi:

Vắc xin phòng cúm Vaxigrip (Pháp) hiện đang có tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đôi nét về siro trị ho & cảm cúm cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm siro ho cho bé với đa dạng công dụng khác nhau như trị cảm cúm, sổ mũi, tăng đề kháng cho bé giúp giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, ho gió, ho khan, ho có đờm,... Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng là thuốc trị mà có khi chỉ là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng chữa bệnh triệt để.

Do đó, để lựa chọn được các sản phẩm chất lượng thì cha mẹ cần tìm hiểu kỹ sản phẩm siro ho có chất lượng, được sản xuất khắt khe trên dây chuyền công nghệ hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt nguồn nguyên liệu sạch chuẩn quốc tế. Enfants Cough and Cold syrup for kid 0-9 là một trong những gợi ý tuyệt vời. Sản phẩm là thuốc trị ho, sổ mũi và cảm cúm cho bé hiệu quả nhất được bào chế dưới dạng siro đang được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng và lựa chọn cho bé yêu.

Một số lưu ý bố mẹ cần biết để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ hoặc người giám hộ có sự chuẩn bị tốt nhất giúp cho quá trình tiêm chủng của trẻ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Vắc xin cho trẻ 12 tháng tuổi

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, 12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu ACYW-135, các bệnh do phế cầu khuẩn và vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A.

Vì có tính lây nhiễm cao nên bệnh viêm gan A có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới, bất cứ ai chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm chủng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào nhiễm virus viêm gan A cũng tiến triển thành bệnh, bởi một số ít trường hợp các triệu chứng chỉ xảy ra 2 – 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.

Theo các chuyên gia, ngay cả khi các triệu chứng virus viêm gan A không biểu hiện ra ngoài thì virus gây bệnh viêm gan A vẫn âm thầm trú ngụ trong gan và khi gặp các điều kiện thuận lợi như viêm gan cấp, chức năng gan suy giảm, suy gan,… chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở lại.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, bố mẹ cần cho trẻ tiêm đúng lịch và đủ mũi vắc xin viêm gan A để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Virus sởi lây lan rất nhanh trong không khí và có thể sống tới 2 giờ trong không gian người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu trẻ em vô tình hít phải hoặc vô tình cầm nắm đồ vật có dính dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh, sau đó vô tình cho tay dụi mắt hoặc vô miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Sau khi nhiễm virus sởi, trẻ có triệu chứng đặc trưng sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban… Phần lớn các trường hợp, trẻ phục hồi tốt sau phát ban xuất hiện và thường mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục sức khỏe hoàn toàn Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm các vị trí tai giữa, xoang, phổi, phế quản, màng não, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.

Nguy hiểm hơn, khi virus gây bệnh sởi không chỉ tấn công các cơ quan trong cơ thể mà còn tấn công các tế bào lympho nhớ, tức hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phá hủy và trở lại trạng thái ban đầu (tức trạng thái khi chưa ghi nhớ cách phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh) còn gọi là khả năng xóa trí nhớ miễn dịch.

Thời gian xóa trí nhớ miễn dịch không chỉ diễn ra 1 – 2 tháng mà kéo dài 2 – 5 năm sau trẻ mới có thể tái tạo lại được trí nhớ miễn dịch. Điều này được cho là nguy hiểm bội phần khi mà trẻ đang rơi vào “khoảng trống miễn dịch”.

Đối với các bệnh sởi, quai bị, rubella trẻ được bảo vệ toàn diện do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể này dần suy giảm, trẻ không còn khả năng bảo vệ trước các căn bệnh nguy hiểm này, Do đó, vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được sử dụng để tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.

Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu là bệnh lành tính ngoài da, không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em mắc thủy đậu có nguy cơ gặp biến chứng viêm tiểu não (tỷ lệ mắc là 1/40.000 trẻ), viêm màng não (tỷ lệ 4,4 – 11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus), viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm gan, viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm)…

Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là bệnh viêm não mùa hè) cũng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để con được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 30% cùng di chứng vĩnh viễn suốt đời như co giật, động kinh, nằm liệt giường, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ,… đối với một số người sống sót sau điều trị.

Trong đó, trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có chung mục đích điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Do đó, chủ động tiêm các loại vắc xin trong giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi là cách dự phòng bệnh hiệu quả, an toàn mà bố mẹ có thể làm ngay từ nhỏ cho trẻ.