Thu Nhập Bên Úc

Thu Nhập Bên Úc

Việt Nam Hiếu Học xin cập nhật thông tin mới nhất về mức lương trung bình tại các khu vực nước Úc: New South Wales,Victoria, Western Australia, Queensland, South Australia.

Việt Nam Hiếu Học xin cập nhật thông tin mới nhất về mức lương trung bình tại các khu vực nước Úc: New South Wales,Victoria, Western Australia, Queensland, South Australia.

Thuận lợi và khó khăn khi lựa chọn việc làm farm ở Úc

Không phải tự nhiên làm việc trong farm ở Úc thu hút lao động từ nhiều quốc gia đến vậy. Công việc này có rất nhiều thuận lợi.

THU NHẬP TRUNG BÌNH TOÀN THỜI GIAN TRONG QUÝ 2 CỦA NĂM 2023 ( THEO NGÀNH NGHỀ )

TPO - Theo Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, để thu hút lao động nước ngoài, Chính phủ Úc đã tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư lên 70.000 đô-la Úc, tương đương gần 1,1 tỷ đồng, thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Chiều 5/12, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN) TPHCM tổ chức đối thoại về công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến TPHCM diện chuyên gia, tu nghiệp và xuất khẩu lao động, nhằm đưa những giải pháp hiệu quả khi đưa người lao động (NLĐ) sang nước ngoài làm việc.

Lao động "chui" khi hết hợp đồng

Phát biểu tại hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai - Chủ nhiệm UBNVNONN TPHCM - cho biết, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác kết nối chưa phát huy hết hiệu quả trong quản lý, bảo hộ công dân; công tác thông tin về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật ở nước sở tại, bỏ hợp đồng hoặc khi hết hạn hợp đồng lại không về nước chậm được thông tin đến cơ quan quản lý trong nước…

“Hội nghị mong muốn thiết lập kênh liên lạc hiệu quả và bền vững giữa các cơ quan ngoại giao, quản lý nhà nước và các tổ chức, DN; tìm hiểu những khó khăn, thách thức của NLĐ và chuyên gia Việt Nam tại nước sở tại; cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm…” - bà Mai nói.

Bà Huỳnh Lê Như Trang - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM - cho biết, tại TPHCM hiện có 70 DN được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trước năm 2020, bình quân mỗi năm các DN đưa từ 10.000 - 14.000 người đi làm việc ở nước ngoài; 11 tháng năm nay đã đưa 8.583 người xuất khẩu lao động. Từ năm 2020 cho đến nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên từ năm 2020 đến nay , số lượng đưa đi làm việc ở nước ngoài giảm mạnh.

Thu nhập bình quân hàng tháng từ 15 - 28 triệu đồng; đa số lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông làm công việc giản đơn; số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ chưa cao.

Theo bà Trang, quy mô hoạt động của một số DN còn nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN dẫn đến NLĐ phải chịu nhiều chi phí để đi làm việc ở nước ngoài; chưa quan tâm giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi về nước.

Về phía NLĐ, chưa đáp ứng được các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, các công việc có độ phức tạp theo yêu cầu của DN. Tình trạng NLĐ hết hạn hợp đồng lao động không về nước đúng thời hạn, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp hoặc không thực hiện hợp đồng bỏ trốn ra ngoài làm việc, vi phạm pháp luật nước sở tại đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập của nhiều NLĐ, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DN cũng như hình ảnh của đất nước.

Thị trường xuất khẩu lao động khát lao động có tay nghề.

“Nguyên nhân của tình trạng trên đến từ nhiều phía. Không phủ nhận ý thức của NLĐ còn kém mà qua tìm hiểu thực tế, một số DN tuyển chọn lao động qua trung gian, ủy quyền cho các chi nhánh, trung tâm thực hiện nên không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của NLĐ” - bà Trang cho biết.

Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, hiện có trên 65.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, chiếm 22% trong tổng số 256.000 người Việt Nam ở Hàn Quốc. Gần đây Hàn Quốc nhận được nhiều đơn hàng trong ngành đóng tàu nên cần thêm lao động trong lĩnh vực này.

Theo bà Thúy, Việt Nam nhiều dư địa đưa lao động sang Hàn Quốc như dân số trẻ; gần 74 triệu người trong lực lượng lao động, trong đó 40% có thể đi làm việc ở nước ngoài (từ 20 - 44 tuổi); số thất nghiệp ở thanh niên ở mức trên 400.000 người, nhu cầu xuất khẩu lao động có thể kéo dài ít nhất tới năm 2040.

Bà Daisy Nguyễn Lê Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, Giám đốc Công ty DSS Education - cho biết, năm nay có tới 36% số ngành nghề của Úc thiếu lao động có trình độ. Điều này khiến Chính phủ Úc phải tăng cường các giải pháp thu hút lao động có tay nghề từ nước ngoài, nhằm giúp các DN ứng phó thiếu hụt lao động. Một trong những động thái rõ ràng nhất là vào đầu tháng 7, Úc quyết định tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư do chủ DN bảo lãnh lên 70.000 đô-la Úc (gần 1,1 tỷ đồng) thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Việt Nam có nhiều lợi thế về xuất khẩu lao động với dân số trẻ, người lao động chịu khó, nhanh nhẹn...

“Bổ sung lực lượng lao động cho thị trường vốn đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại Úc, đây chính là cơ hội rất lớn cho sinh viên và lao động trẻ Việt Nam từ Úc làm việc thông qua các chương trình du học làm việc định cư với những tiêu chí quan trọng gồm: hợp pháp, công bằng và lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường nhân lực quốc tế” – bà Daisy Nguyễn Lê Vân khẳng định.

Ông Đỗ Minh Hoài, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, Đài Loan là một trong hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2023, có hơn 50.000 lao động Việt Nam (15.284 là nữ) sang Đài Loan làm việc, chiếm 38,3% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện mức lương tối thiểu trong năm 2023 của lao động phổ thông trong khu vực 1 là từ 20.000 - 26.400 Đài tệ/tháng (khoảng 645 - 850 USD/tháng, từ 16 - 20 triệu đồng/tháng); lao động trình độ kỹ thuật bậc trung từ 29.000 - 33.000 Đài tệ/tháng (774 - 1.065 USD/tháng, gần 18 - 26 triệu đồng/tháng).

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị cần xây dựng mạng lưới liên kết và giao lưu giữa các cơ quan chức năng, tổ chức đào tạo, DN và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện và bền vững. Qua đó thiết lập cơ chế hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn cho người Việt Nam khi sinh sống, lao động ở nước ngoài. Các giải pháp đề xuất bao gồm cải thiện quy trình tuyển chọn và đào tạo lao động, tăng cường hỗ trợ tư pháp và tư vấn cho NLĐ, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và tạo ra môi trường công bằng và an toàn cho NLĐ Việt Nam ở nước ngoài…

Việc làm tại farm ở Úc (nông trường, trang trại) là một công việc khá tốt cho du học sinh và lao động Việt Nam. Thu nhập có thể lên đến 3000 – 6000 AUD/1 tháng. Điều kiện làm việc cũng đơn giản, chỉ cần người lao động tập trung, chăm chỉ, dành thời gian và sức khỏe là có được một công việc ổn định, lâu dài.

Hiện tại, loại hình công việc nông trại đang được nhiều chủ trang trại tìm kiếm nhân lực là công việc thu hoạch theo mùa vụ.

Vào mùa hè, các loại trái cây như lê, táo, nho, quả mọng sẽ chín và chủ trang trại cần thuê nhân viên thu hoạch hoa quả. Ngoài việc hái trái cây hoặc rau củ, nhân viên cũng có thể làm thêm công việc đóng gói, cắt tỉa và gieo trồng, vận hành máy móc.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, thu nhập cũng như các thuận lợi, khó khăn khi làm farm ở Úc

Công nhân làm việc trong trang trại thuộc đối tác ở Úc của Uniwings

Khi làm việc tại farm ở Úc, bạn có cơ hội kiếm được thu nhập trung bình khoảng 3,000 AUD/ tháng. Mức lương cao này giúp người lao động có mức sống tốt và tiết kiệm mang về Việt Nam

Tuy phải thức dậy sớm nhưng công việc này cũng mang lại thu nhập ổn định, vào vụ thì mức lương tăng khá tốt,  nhất là đối với những người cần công việc lâu dài và những người mới sang chưa quen với cuộc sống, hoặc những người không có nhiều bằng cấp hay kỹ năng tay nghề.

Có hai hình thức trả lương, làm khoán hoặc tính theo giờ. Trung bình một ngày làm farm, mỗi người có thể kiếm được trung bình từ 100- 200 AUD, thậm chí có thể lên tới trên 300 AUD/ ngày.

Giả sử mỗi ngày trung bình kiếm được 100 đô la, sau một tháng làm farm, một công nhân có thể kiếm tới 3.000 đô la, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt.

Nhiều người cho biết họ rất thích công việc này vì tính chất công việc thoải mái, được làm việc ngoài thiên nhiên, không quá bị gò bó hay áp lực bị giám sát như những công việc khác.

“Farm dâu giống có công việc nhàn nhất, công việc làm ở trong nhà và chọn những cây tốt để bó lại và xếp vào hộp. Farm dâu giống cũng là farm trả lương cao nhất nhưng thời gian làm việc rất ngắn, chỉ kéo dài từ tháng 4 – tháng 6.

Khi dâu chưa ra trái sẽ phải đi nhổ cỏ, cắt lá, tỉa bông, trồng cây, những công việc này thì chủ sẽ trả khoảng 15 đô la/giờ. Còn đi hái dâu sẽ làm khoán, nhận lương theo sản phẩm. Vào thời gian đỉnh điểm vụ mùa, có những người kiếm được 400 đô la/ngày.

Đi làm farm khá thoải mái, em hay gặp nhiều người tốt, giúp đỡ nhau, lại không bị áp lực về tinh thần như các công việc trong nhà hàng hay siêu thị, lại còn hay được ăn trái cây tươi ngay tại vườn.” – 1 bạn du học sinh chia sẻ vể việc làm farm ở Úc

Sau dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Australia đang phải vật lộn để lấp đầy sự thiếu hụt lao động. Ước chừng, số trái cây và rau củ không được thu hoạch tại Australia trong thời gian dịch bệnh hoành hành có giá trị lên tới 22 triệu USD.

Dân số Australia đang già hóa trong khi nhu cầu về sản lượng lương thực cho nội địa và xuất khẩu là rất lớn. Chính phủ Úc đã nới rộng giờ làm việc là 48 giờ/ 2 tuần cho sinh viên và tăng thêm cơ hội cho lao động Việt Nam sang Úc làm việc thông qua các visa khác nhau.

Chính phủ Australia đã thiết lập dịch vụ Harvest Trail giúp kết nối các trang trại cần công nhân thu hoạch theo mùa và các cá nhân đang tìm kiếm công việc này.

Ngoài ra còn có các trang web theo từng khu vực ví như Help Harvest NSW, Big Victorian Harvest, Pick Queensland và Real Work Real Experience (Nam Australia).

Nếu bạn quan tâm đến công việc đồng áng, hãy sử dụng một trong những trang web của chính phủ để có thông tin cần thiết và tìm “ông bà chủ” bảo vệ quyền của người lao động ở Australia.