Bộ tài chính đưa ra đề xuất tăng thuế lên từ 10 đến 12%. LÝ DO là vì thuế của Việt Nam thấp hơn so với thế giới nên cần phải tăng. Một số người nói rằng tăng thuế cũng không ảnh hưởng đế người nghèo.
Bộ tài chính đưa ra đề xuất tăng thuế lên từ 10 đến 12%. LÝ DO là vì thuế của Việt Nam thấp hơn so với thế giới nên cần phải tăng. Một số người nói rằng tăng thuế cũng không ảnh hưởng đế người nghèo.
Theo các chuyên gia trong ngành, hiện xe ô tô lắp ráp trong nước bán với giá cao hơn xe nhập khẩu một phần do chi phí sản xuất xe ở Việt Nam cao hơn nước ngoài khoảng 20%.
Chi phí sản xuất xe ở Việt Nam cao hơn nước ngoài khoảng 20%
Trước đây, xe nhập khẩu từ Asean phải chịu mức thuế khoảng 30%, trong khi xe lắp ráp trong nước có giá rẻ hơn. Xe nhập khẩu sẽ rẻ hơn xe lắp ráp khi thuế nhập khẩu về 0%. Hiện thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ nhưng lại có hàng chục thương hiệu ô tô, mỗi đơn vị lại sở hữu hàng chục mẫu mã. Do đó, số lượng xe ô tô bán ra trên mỗi dòng bị hạn chế khiến chi phí sản xuất tăng.
Để giảm giá thành sản phẩm cần phải đạt được lợi ích kinh tế, vì quy mô sản xuất lớn nên đòi hỏi sức tiêu thụ cũng phải lớn. Dây chuyền sản xuất ô tô trị giá hàng chục triệu đô la nên cần phải có thời gian để khấu hao vào sản lượng.
Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô vào Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 7-9% cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá thành xe lắp ráp trong nước. Đồng thời, tỷ lệ nội địa hóa của ô tô chỉ đạt khoảng 7-10%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đề ra cũng như cách xa con số trung bình khoảng 55-60% của ASEAN.
Trên thực tế, tại Việt Nam thì quy trình sản xuất ô tô chủ yếu là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu còn sử dụng được. Do đó, ngay cả khi linh kiện được nhập về với giá tương đương trong nước sản xuất thì chi phí vận chuyển, lưu kho sẽ đẩy giá xe lên cao đáng kể.
Một chuyên gia trong ngành sau khi tìm hiểu tại sao ô tô nhập thường tốt hơn xe lắp ráp Việt Nam? cho biết, chi phí nhập khẩu tất cả các linh kiện để lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh có khi còn cao hơn nhập khẩu xe nguyên chiếc. Tuy nhiên, các công ty vẫn lựa chọn hình thức này để chủ động cung cấp sản phẩm thay vì phải lệ thuộc vào các nước khác. Việc xe lắp ráp rẻ hơn xe nhập khẩu chỉ xuất hiện ở phân khúc xe sang, bởi hầu hết các mẫu siêu xe này đều được nhập khẩu từ ngoài ASEAN. Xe từ Châu Âu, Mỹ, Nhật... chịu thuế quanh mức 70% thay vì 0% như xe nhập từ ASEAN.
Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của xe nhập khẩu mà bạn có thể tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn cho vấn đề tại sao ô tô nhập thường tốt hơn xe lắp ráp Việt Nam.
Hầu hết các mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam đều có xuất xứ từ các quốc gia có nền công nghiệp ô tô mạnh như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh hay các quốc gia được mệnh danh là "ông lớn ô tô" như Thái Lan. Do tính chuyên môn cao, những chiếc xe nhập khẩu này được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại và cực kỳ tối tân.
Việc sản xuất xe nhập khẩu tập trung thông qua hệ thống các nhà cung cấp linh kiện ngoại vi cũng đảm bảo sự đồng bộ giữa linh kiện và quy trình lắp ráp trước khi đưa ra thị trường. Nhờ đó, các chi tiết trên xe sẽ được tối ưu về độ chính xác và hoạt động ổn định dưới các tác động ngoại lực như bụi bẩn, vi khuẩn, thời tiết.
Bên cạnh đó, dù là xe hạng sang hay xe Volkswagen thì từ khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn chất liệu sản xuất, lắp ráp cho đến xuất xưởng đều trải qua quy trình lắp ráp, kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất ra thị trường. Vì vậy, xe nhập khẩu nổi trội hơn về chất lượng và nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Các mẫu xe nhập có ngoại thất sang trọng
Để giải đáp cho tại sao ô tô nhập thường tốt hơn xe lắp ráp Việt Nam? chúng ta có thể tìm hiểu thêm về ngoại thất của xe nhập. Do tính chất của thị trường, các mẫu xe nhập từ nước ngoài thường có nhiều trang bị và đồ chơi nhiều hơn xe lắp ráp tại Việt Nam. Các đại lý nhập khẩu cũng thường mang về những mẫu xe cao cấp. Vì vậy, khi dạo quanh các đại lý nhập khẩu, người mua dễ bị thu hút bởi vẻ ngoài ưa nhìn của những chiếc xe này.
Tương tự ngoại thất, nội thất xe nhập khẩu Việt Nam thường là những loại tốt nhất thuộc bản cao cấp. Đó là lý do xe nhập khẩu thường có màn hình lớn, kết nối đa dạng, nhiều tiện ích kèm nhiều tính năng cao cấp cho người dùng.
Qua nội dung bài viết trên hy vọng bạn đọc đã có lời giải đáp phù hợp cho vấn đề tại sao ô tô nhập thường tốt hơn xe lắp ráp Việt Nam?. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều sự quan tâm và đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô của nước ta nên các hãng xe trên thế giới đều theo đuổi xu hướng toàn cầu hóa sản phẩm khiến các dây chuyền lắp ráp, hệ thống phụ tùng ô tô đều có tiêu chuẩn rõ ràng và không có sự khác biệt lớn.
Giá xe ô tô ở Việt Nam có mức cao so với nhiều nước do thuế, phí cao và sản lượng sản xuất thấp - Ảnh: N.AN
Đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức đồ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Công Thương tiến hành mới đây theo chỉ đạo của Chính phủ, đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong phát triển ngành công nghiệp ô tô, những thách thức để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm này.
Đến nay, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy xe ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm.
Bộ Công Thương đánh giá, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.
Tuy vậy, tổng sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 đạt 323.892 chiếc. Đến nay, tỉ lệ nội địa hóa với xe buýt đã đạt 60%, xe tải đạt 35-40%, xe con có tỉ lệ bình quân 25%.
Giá bán xe tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, trong đó cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Thậm chí, con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.
Bộ này cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, sản lượng trong nước thấp khi hiện nay các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.
Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Theo đó, mặc dù ngành công nghiệp ô tô cơ bản đạt mục tiêu về tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đề ra với xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước với xe đến 9 chỗ chưa đạt mục tiêu đề ra, kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.
Trong các bộ phận sản xuất ô tô, các sản phẩm đã được nội địa hóa chỉ có săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây diện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Trong khi có tới 80-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật, vật liệu làm khuôn mẫu… cơ bản phải nhập khẩu với kim ngạch 5 tỉ USD.
Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm, theo Bộ Công Thương. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn, thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi, chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đánh giá về nguyên nhân khiến cho ngành ô tô chưa thực sự đạt tiêu chí, Bộ Công Thương cho rằng do dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nhỏ và bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp, nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp phụ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.
GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân sở hữu ô tô. Bởi theo tính toán, mức bình quân phải đạt 4.000 USD/năm mới có thể thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp ô tô. Trong khi các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã có chính sách thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, gây sức ép cạnh tranh lên ngành ô tô Việt Nam.