CN Hoàng Thị Thu Mười - Khoa KSNK
CN Hoàng Thị Thu Mười - Khoa KSNK
Vệ sinh môi trường bệnh viện là điều hết sức quan trọng, mang đến một môi trường tốt nhất cho quá trình thăm khám và chữa trị của bác sĩ và bệnh nhân. Vì vậy, việc vệ sinh môi trường trong bệnh viện cũng cần phải được thực hiện một cách chuẩn chỉ theo đúng quy định.
Quy trình vệ sinh bệnh viện gồm 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu, xác định nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện
Nguyên tắc cơ bản trước khi làm vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc trong lúc vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc cơ bản sau khi làm sạch bệnh viện.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh môi trường bệnh viện
Đánh giá tình trạng các khu vực cần làm vệ sinh;
Chuẩn vị các phương tiện, dụng cụ, hóa chất vệ sinh.
Bước 3: Quy trình vệ sinh môi trường bệnh viện
Vệ sinh các bề mặt tại các khu vực phòng bệnh, phòng bác sĩ, phòng mổ, ….;
Vệ sinh nguồn nước trong bệnh viện.
Bước 4: Kiểm tra lại và giám sát tình trạng vệ sinh bệnh viện sau khi kết thúc quy trình làm việc.
c. Cọ rửa nơi rửa tay phẫu thuật.
Phòng pha chế đạt tiêu chuẩn vô khuẩn.
Hàng ngày, hàng tuần, trước khi pha chế.
Vệ sinh lau nhà trước và sau khi pha chế thuốc. Phòng pha chế phải được lau và khử khuẩn mỗi ngày. Nhân viên pha chế phải sử dụng bảo hộ theo quy định vô trùng. Dụng cụ vệ sinh phải được dùng riêng cho khu vực pha chế thuốc.
Lau nhà: Lau trước và sau khi pha chế thuốc uống, thuốc dùng ngoài. Lau bàn : Sau khi lau nhà. Cọ rửa lavabo, nhà vê sinh.
Dụng cụ pha chế : Sau khi dùng xong Ngâm rửa nước xà bông. Rửa sạch lại bằng nước thường. Tráng lại nước cất . Úp khô. Cất dụng cụ vào tủ. Trước khi dùng : Tráng rửa dụng cụ bằng cồn 90oc. Tráng lại 3 lần nước cất. Phòng pha chế vô khuẩn (thuốc tiêm): Lau nền nhà bằng dung dịch khử khuẩn Lau bàn lại bằng dung dịch khử khuẩn. Rửa dụng cụ pha bằng nước xà bông. Rửa lại nước sạch Rửa lại nước cất. Rửa tay Tiến hành pha chế
Quét bụi trần nhà. Lau cửa, tường men. Lau tủ, kệ. Cọ rửa các nồi, bình chứa. Dọn dẹp vệ sinh kho, bếp. Cọ nền nhà, lau sạch
Lau quạt, đèn. Cọ rửa nền nhà.
Qui trình thực hiện khi pha chế:
+ Mặc đồng phục sạch sẽ đúng qui định . + Đội mũ kín tóc. + Mang khẩu trang kín mũi. + Tháo nữ trang. + Móng tay cắt ngắn, không sơn. + Rửa tay. + Pha chế. + Thực hiện xong: tháo găng, rửa tay tháo khẩu trang và mũ. + Dọn dẹp dụng cụ. + Rửa tay.
Mọi nhân viên chế biến thực phẩm phải hiểu được nguồn gốc và phương thức lây truyền của các tổ chức vi khuẩn có liên quan đến thức ăn.
Thức ăn phải được chế biến hợp vệ sinh từ lúc thu nhận, bảo quản thực phẩm, chế biến cho đến khâu chuẩn bị và phân phối thức ăn.
Vệ sinh nền nhà, bàn ăn, bàn chế biến thức ăn: Lau 2 lần/ ngày: 7h và 15h. Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch.
- Vệ sinh xe đẩy: Lau trước và sau khi phân phối thức ăn. - Vệ sinh khay ăn, gamel: + Phân loại vật dụng theo nơi rửa qui định cho khoa Nhiễm và khoa thường. + Đổ thức ăn thừa. + Tráng qua nước sạch . + Dùng bùi nhùi chà rửa với nước rửa chén. + Rửa lại nước sạch 3 lần. + Úp ráo nước. + Cho vào lò hấp riêng theo khoa qui định (khoa Nhiễm, khoa thường, của nhân viên ).
+ Khi vào khoa phải mặc đồng phục theo đúng qui định. Tháo trang sức. Cắt móng tay, không sơn. Đội mũ. Mang tạp dề. + Chế biến và chia thực phẩm:
Làm sạch phòng, tránh lây nhiễm Đảm bảo đủ nhiệt độ cho việc lưu trữ tử thi Phải đảm bảo việc khử nhiễm đúng cho mỗi ca bệnh tử vong
Người thực hiện: nhân viên nhà đại thể
Phương tiện Khăn lau bàn, tủ. Giẻ lau nhà+ cây lau Xà bông bột, hoá chất khử khuẩn, formol10%, cồn 70oc, bao nylon vàng + trắng Chổi cọ, bàn chải , xô đựng nước. Găng tay bảo hộ, tạp dề, ủng
Thực hiện: Vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, sau mỗi ca bệnh tử vong Hàng ngày: Lau rửa theo thứ tự: bàn lavabo, thùng rác, sàn nhà Hàng tuần: Quét bụi trần nhà, lau đèn, lau tủ, cửa, tường men, nhà tắm.
Vệ sinh bàn mổ, xe đẩy sau khi sử dụng: Dùng dung dịch khử khuẩn để: lau bàn tủ, sàn nhà, ngâm dụng cụ nhựa. Lau xe đẩy trước, bàn mổ sau bằng dung dịch khử khuẩn, xong để trong 20 phút. Cọ rửa sạch lại bằng nước xà bông. Dội rửa lại nước sạch. Lau khô Vệ sinh ngăn chứa xác Lau định kỳ hàng tuần và sau mỗi ca bệnh tử vong với dung dịch khử khuẩn. Cọ rửa bằng nước xà bông. Lau dung dịch khử khuẩn lần 2. Dội nước rửa sạch. Lau khô.
Xử lý thi hài nhiễm: xử lý theo quy định hiện hành
Các vấn đề cần kiểm tra giám sát: + Phương tiện vệ sinh khoa phòng, hoá chất dùng trong vệ sinh. + Qui trình và kỹ thuật thực hiện, thời gian biểu. + Rửa tay và vệ sinh các dụng cụ sau khi kết thúc công việc. + Kết quả vi sinh môi trường, bàn tay NVYT, dụng cụ + Vận hành và bảo trì thông khí. + Bảo hộ cho nhân viên y tế.
Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, quy định vệ sinh trường học có thể tóm tắt như sau:
Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học: Phòng học thiết kế đúng chuẩn theo từng cấp, đủ tiêu chuẩn ánh sáng; bàn ghế đúng kích thước theo từng lứa tuổi học sinh; trang bị bảng chống lóa, rộng từ 1.2m – 1.5m, dài từ 2m – 2.3m, treo giữa tường; đồ chơi phải đảm bảo an toàn và được bảo quản tốt.
Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học: Trường phải cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh theo học và học sinh nội trú; các công trình vệ sinh phải đạt chuẩn và có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; chất thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định.
Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất về an toàn thực phẩm và việc sử dụng thực phẩm tại trường học.
Đảm bảo môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo với với học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Đảm bảo các điều kiện y tế học đường: Phòng y tế phải đủ diện tích và ở vị trí thuận tiện, được trang bị đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu, có sổ theo dõi chi tiết; nhân viên y tế phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh: Thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ, có theo dõi thường xuyên và thông báo đến gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định.
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe: Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ; cho học sinh thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học: Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và đánh giá công tác y tế trường học.