Võ Văn Thưởng (sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970[1]) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng. Ông là Chủ tịch nước trẻ nhất Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53, và cũng là Chủ tịch nước tại vị ngắn thứ hai (chỉ sau Tô Lâm) khi chỉ giữ chức hơn 1 năm sau khi Trung ương Đảng đồng ý để ông thôi tất cả chức vụ vì đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, gây dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước..[2]
Võ Văn Thưởng (sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970[1]) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng. Ông là Chủ tịch nước trẻ nhất Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53, và cũng là Chủ tịch nước tại vị ngắn thứ hai (chỉ sau Tô Lâm) khi chỉ giữ chức hơn 1 năm sau khi Trung ương Đảng đồng ý để ông thôi tất cả chức vụ vì đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, gây dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước..[2]
Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo. Tổng giá trị 25 gói trái phiếu này đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.
Theo kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB ở giai đoạn 2 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, bà Trương Mỹ Lan có khả năng đối mặt với ba nhóm tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Trong đó, tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc người dân mua trái phiếu của các công ty có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại SCB.
Bộ Công an xác định những trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu của bốn pháp nhân gồm Công ty Bất động sản An Đông, Công ty Đầu tư An Thuận, Công ty Sunny World và Công ty Dịch vụ Thương Mại TP HCM là bị hại của vụ án.
Kết luận điều tra của Bộ Công an dẫn lời khai của bà Trương Mỹ Lan rằng, trong một bữa cơm trưa tại trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 2018, bà Lan đã mời những nhân vật chủ chốt để bàn bạc về kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm xử lý các khoản nợ của Ngân hàng SCB.
Những nhân vật này gồm: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cuộc họp này nhằm vạch ra kế hoạch dùng Công ty An Đông và các công ty khác phát hành trái phiếu riêng lẻ, huy động tiền từ người dân để xử lý khó khăn tài chính cho Ngân hàng SCB.
Sau đó, các nhân sự chủ chốt của Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt TVSI, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty tổ chức phát hành trái phiếu đã họp bàn, lên phương án tạo lập trái phiếu.
Theo đó sẽ thông qua Công ty Chứng khoán TVSI và Ngân hàng SCB phát hành và chào bán trái phiếu cho người dân với lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại hệ thống Ngân hàng SCB.
Qua thảo luận sơ bộ, bà Trương Mỹ Lan muốn huy động khoảng 10.000 tỷ đồng và lựa chọn Công ty An Đông là công ty đầu tiên của tập đoàn phát hành trái phiếu.
Theo ông Hồ Bửu Phương, lựa chọn công ty An Đông vì nó gắn liền với uy tín của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đây cũng là công ty có hoạt động kinh doanh thực tế và bà Lan cũng đảm bảo về việc thu xếp nguồn thanh toán trả nợ trái phiếu. Trong bốn pháp nhân phát hành trái phiếu thì công ty An Đông cũng là nguồn huy động tiền từ trái phiếu chiếm đa số.
Phương thức thực hiện như sau: một số nhân vật chủ chốt của Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoánTVSI và các Công ty thuộc Tập đoàn VTP đã lợi dụng quy định tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP để hợp thức mục đích phát hành trái phiếu và tạo các giao dịch ảo giữa cá nhân và doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng SCB nhằm tạo lập trái chủ sơ cấp gồm một số công ty: WMC, VIPD, VN GROL, Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và DUC.
Bản chất các công ty này đều thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và không có đủ nguồn tiền để mua trái phiếu của các công ty là An Đông, Quang Thuận, Sunny World. Tuy nhiên, các công ty này vẫn mua gần 250 triệu trái phiếu của Công ty An Đông với tổng trị giá gần 25.000 tỷ đồng, sau đó bán cho nhà đầu tư thông qua TVSI và SCB để thu tiền và chiếm đoạt.
Sau khi Công ty Chứng khoán TVSI chuyển tiền về, các đối tượng đã thực hiện giao dịch rút tiền để sử dụng tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành bằng hai hình thức rút tiền mặt trực tiếp và cho các cá nhân được thuê đứng tên ký chứng từ rút tiền mặt, nộp tiền mặt vào các tài khoản chỉ định. Sau đó, tiếp tục đi lệnh chuyển tiền vào các tài khoản để sử dụng cho các mục đích.
Theo đó, phương án đi lệnh cụ thể: Cá nhân nộp tiền mặt vào tài khoản trái chủ sơ cấp để vay, góp vốn => Trái chủ sơ cấp chuyển tiền đến Tổ chức phát hành để mua sơ cấp toàn bộ hơn 308 triệu trái phiếu => Tổ chức phát hành chuyển tiền đến công ty đối tác để đầu tư thực hiện Dự án sinh lời => Công ty đối tác chuyển tiền cho các cá nhân theo Hợp đồng “hứa chuyển nhượng cổ phần” => Các cá nhân ký chứng từ rút tiền, hoàn tất dòng tiền khống.
Bộ Công an kết luận, từ năm 2018 đến năm 2020, Công ty Chứng khoán TVSI, Ngân hàng SCB và Tập đoàn VTP đã sử dụng bốn công ty phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo, gồm:
Tổng khối lượng trái phiếu là 308.691.388, thu về 30.869.138.800.000 đồng của các trái chủ.
C03 kết luận, tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ.
Thay vào đó, bà Lan và đồng phạm đã rút tiền và sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ bán trái phiếu cho các mục đích khác dẫn đến không có đủ nguồn tiền để đảm bảo chi trả gốc và lãi đến hạn cho các trái chủ.
Ngoài bà Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ở giai đoạn 1 thì ông Đinh Văn Thành (đang bị truy nã) và ông Võ Tấn Hoàng Văn bị tuyên chung thân. Ông Hồ Bửu Phương lãnh án 20 năm tù. Bà Nguyễn Phương Hồng và ông Nguyễn Tiến Thành đã qua đời ngay sau khi bà Lan bị bắt giữ tháng 10/2022.
Nguồn hình ảnh, Ủy ban chứng khoán Hà Nội
Kết luận điều tra cho thấy, ông Võ Tấn Hoàng Văn với vai trò là tổng giám đốc điều hành SCB đã phê duyệt việc hợp tác với Công ty chứng khoán Tân Việt TVSI để triển khai giới thiệu sản phẩm trái phiếu tại 239 chi nhánh Ngân hàng SCB.
Để thúc đẩy việc mua trái phiếu, SCB còn tiến hành hình thức đào tạo tập trung với gần 2.500 nhân viên gồm chuyên viên tư vấn, giao dịch viên, kiểm soát viên, phó giám đốc, giám đốc chi nhánh.
Trong số này, giao dịch viên - những nhân viên tại quầy giao dịch và chuyên viên tư vấn chiếm phần lớn - tổng cộng 2.000 người. Điều này khớp với lời kể của các nạn nhân của trái phiếu với BBC rằng, họ được các giao dịch viên chào mời sản phẩm trái phiếu nhưng lại dùng lối nói lập lờ là "gói tiết kiệm linh hoạt 31 ngày".
Từ vùng, đơn vị kinh doanh tới các nhân viên đều được quảng bá về cơ chế phân bổ hoa hồng khi giới thiệu trái phiếu.
Theo kết luận điều tra, SCB sẽ nhận được phí giới thiệu từ các hoạt động chào mời khách hàng mua trái phiếu. Đơn cử, phí giới thiệu trái phiếu Công ty An Đông là 0,083% trên số dư mà nhà đầu tư do Ngân hàng SCB giới thiệu nắm giữ trái phiếu Công ty An Đông tại cuối ngày 25 hàng tháng trong năm.
Ngoài phản ánh từ những trái chủ bị hại, BBC còn phỏng vấn được một nhân viên Ngân hàng SCB đã nghỉ việc. Người này thừa nhận rằng, việc đào tạo của ngân hàng về trái phiếu đều có kịch bản sẵn các tình huống, hướng dẫn nhân viên tư vấn xoáy vào lãi suất cao và mang tính an toàn.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, trước thời điểm ngày 7/10/2022, Hội sở Ngân hàng SCB chưa tiếp nhận bất kỳ phản ánh nào từ khách hàng và các đơn vị kinh doanh về việc cán bộ nhân viên nào làm sai quy trình, nội dung đã được hướng dẫn, đào tạo để đẩy nhanh việc giới thiệu trái phiếu nhằm chạy theo doanh số, tiền thưởng hoa hồng.
Dữ liệu thống kê phản ánh ý kiến của khách hàng qua các kênh tiếp nhận cho thấy đa phần khách hàng than phiền về việc thanh toán lãi trái phiếu chậm, các vấn đề phát sinh khi bán trái phiếu trước hạn, thời gian nhận được tiền bán trái phiếu chậm.
Đáng chú ý, Ngân hàng SCB có nhận được một vài phản ánh của khách hàng bị nhầm lẫn trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tiết kiệm. Tuy nhiên, theo Bộ Công an, các trường hợp này đã được Ngân hàng SCB liên hệ để giải quyết triệt để và thỏa đáng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, ngày 15/12/2020, Ngân hàng SCB đã ban hành Thông báo số 13855/TB-TGĐ.20.00 về việc chấn chỉnh công tác giới thiệu khách hàng tham gia sản phẩm đầu tư trái phiếu đảm bảo đúng quy trình.
Đã về hưu được gần sáu năm, bà Nga có một số tiền dành dụm được sau nhiều năm làm lụng cũng như được con cháu, chị em cho và gửi nhờ, tổng cộng số tiền là khoảng 500 triệu. Bà lâu nay vẫn thường gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB gần nhà nên cũng tiếp tục bỏ số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Nhưng khoảng tháng 8/2022, bà Nga được nhân viên của SCB chi nhánh số 44 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội tư vấn rằng ngân hàng mới ra mắt gói tiết kiệm linh hoạt, rút tiền và nhận lãi suất cao hơn gửi có kỳ hạn.
Cũng như bao nhiêu nạn nhân "sập bẫy" trong vụ mua trái phiếu của An Đông, Quang Thuận, bà Nga không hề hay biết mình đã đặt bút ký ủy nhiệm chi để mua trái phiếu, chứ không phải là gửi tiết kiệm.
"Tôi không hiểu trái phiếu An Đông là gì cả. Nhân viên nói với tôi rằng gói gửi tiết kiệm lãi suất cao là sản phẩm của SCB và có thể rút tiền sau 31 ngày mà vẫn có lãi. Tôi tin tưởng SCB là ngân hàng top 10 uy tín Việt Nam nên đồng ý gửi. Họ cho tôi ký vào rất nhiều giấy tờ, nhiều hơn thường lệ, nhưng chỉ đưa phần cuối mỗi tờ, chỗ ký tên và bảo mình ký chỗ họ đánh dấu," bà Nga thuật lại với BBC.
"Sau đó, tôi nhận được hợp đồng thì lại thấy bên nhận tiền là Công ty CP chứng khoáng Tân Việt, tôi mới hỏi cậu tư vấn viên thì họ vẫn nói là sản phẩm của SCB, tôi cũng nghĩ có hợp đồng trong tay thì cất đi thôi, không còn lo nghĩ gì," bà Nga nhớ lại.
Ngày 7/10/2022, khi Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB là ông Nguyễn Tiến Thành đột ngột qua đời thì bà Nga nhận được điện thoại từ các tư vấn viên của chi nhánh SCB ở Ngô Thì Nhậm nói trên.
"Cậu tư vấn viên gọi và nói tôi rằng ông Thành bị đột tử và hiện có nhiều tin đồn tiêu cực về SCB, kêu tôi đừng nghe. Tới hôm sau, tôi ra SCB thì được phát tờ thông báo của Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người dân yên tâm, bình tĩnh nên tôi cũng đi về.
"Sau đó, sự việc vỡ lỡ ra, người ta kéo đến SCB và nói việc gửi tiết kiệm nhưng thực chất là mua trái phiếu thì cậu tư vấn viên lúc ấy mới bảo để cậu ấy xem hồ sơ của tôi. Xong cậu ấy bảo đây không phải sản phẩm SCB mà là trái phiếu An Đông mà, tôi mới nói rằng chính nhân viên ngân hàng tư vấn gói tiết kiệm linh hoạt của SCB chứ tôi làm gì biết An Đông nào.
"Họ mới mở hợp đồng ra và chỉ cho tôi chữ viết tắt ADC gì đó, tôi hỏi tiếp sao cháu nói với cô rằng đây là gửi tiết kiệm mà thành ra trái phiếu là thế nào. Cậu này mới bảo tôi cứ bình tĩnh, rằng sẽ chịu trách nhiệm nhưng tôi nói chỉ muốn lấy lại tiền mà thôi. Cậu tư vấn viên ấy bảo vậy thì cháu bán thử xem có ai mua thì cô lấy lại tiền được không," bà Nga kể lại với BBC.
Tháng 10/2023, bà Nga đã đến cơ quan công an để làm đơn khiếu nại và nhận được giấy xác nhận rằng đơn của bà đã được tiếp nhận. "Họ nói tôi cứ về nhà, chờ đến khi công an gọi lên lấy lời khai thì đem theo tất cả chứng từ, hợp đồng lên."
Tổng cộng số tiền mà bà Nga gửi tiết kiệm nhưng biến thành trái phiếu An Đông là 500 triệu đồng với mã HD 185-003389/FLEX.ADC-2019.1/HĐMB. Đây là một trong những mã trái phiếu mà trái chủ đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định là bị hại trong vụ án.
Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp
Bà Bảo Ngọc ở Hải Phòng cũng có trải nghiệm tương tự. Bà nói với BBC rằng, cho tới khi ông Nguyễn Tiến Thành đột tử và bà Trương Mỹ Lan bị bắt thì mới "té ngửa" rằng số tiền gần 1,5 tỷ đồng bà bỏ vào SCB là trái phiếu chứ không phải khoản tiết kiệm.
Những video bà Ngọc cho BBC xem đều cho thấy mọi giao dịch đều diễn ra tại ngân hàng, do nhân viên SCB phụ trách và không có bên thứ ba là công ty An Đông hay Quang Thuận.
"Nhân viên nói rằng đây là sản phẩm tiết kiệm gửi linh hoạt, 31 ngày là có thể rút được tiền mà không bị mất lãi, giống như gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Họ nói rằng đây là hệ sinh thái của ngân hàng, là sản phẩm như tiết kiệm không rủi ro gì. Rồi mình ủy nhiệm chi cho họ làm hợp đồng. Nếu tôi biết là trái phiếu thì từ đầu sẽ không tham gia," bà Ngọc nói với BBC.