Trưa ngày 22-8 (giờ địa phương), tại thao trường Alabino ở ngoại ô thủ đô Moscow, Liên bang Nga, diễn ra lễ khai mạc cuộc thi “Bếp dã chiến” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2020. Cuộc thi “Bếp dã chiến” năm nay có sự tham gia của đội tuyển các nước: Nga, Belarus, Việt Nam, Armenia, Abkhazia và Uzbekistan.
Trưa ngày 22-8 (giờ địa phương), tại thao trường Alabino ở ngoại ô thủ đô Moscow, Liên bang Nga, diễn ra lễ khai mạc cuộc thi “Bếp dã chiến” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2020. Cuộc thi “Bếp dã chiến” năm nay có sự tham gia của đội tuyển các nước: Nga, Belarus, Việt Nam, Armenia, Abkhazia và Uzbekistan.
Sáng 15-8, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Cuộc thi “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) năm 2022 tại Việt Nam. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa - Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức hội thao chủ trì buổi lễ. Dự buổi lễ có Chuẩn đô đốc Andrey Subbotin - Đại diện Ban tổ chức Army Games 2022 của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; Đại sứ và tùy viên quân sự các nước có đội tuyển tham dự cuộc thi, cùng đông đảo các vận động viên các nước tham dự cuộc thi.
Army Games năm 2022 được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát. Với quyết tâm, nỗ lực của Bộ Quốc phòng Việt Nam, sự phối hợp, tham gia của các nước, công tác chuẩn bị cho Cuộc thi “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Hội thao năm 2022 đã được chuẩn bị tốt, đủ điều kiện để các đội bước vào thi đấu. Cuộc thi diễn ra từ ngày 15-8 đến ngày 19-8, có 6 đội tuyển tham gia gồm: Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Mali, Liên bang Nga cùng với nước chủ nhà Việt Nam. Hội thao là dịp để các quân nhân các nước được cọ xát, rèn luyện kỹ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm trong sử dụng trang bị, khí tài phục vụ công tác cứu hộ - cứu nạn. Không chỉ vậy, hội thao còn là dịp để giao lưu về văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về văn hóa, đất nước, con người và Quân đội nhân dân Việt Nam; qua đó, góp phần tăng cường hiểu biết, thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội các nước, đóng góp vào thành công chung của hội thao.
Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa trao cờ lưu niệm tặng đại diện các đội tuyển tham gia Cuộc thi.Các đại biểu tham quan khu triển lãm văn hóa Liên bang Nga.Đoàn Văn công PK-KQ tham gia tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc Cuộc thi.
Tại Cuộc thi "Vùng tai nạn" năm nay, Đoàn Văn công Quân chủng PK-KQ được giao nhiệm vụ tham gia tập luyện chương trình văn nghệ chào mừng tại lễ khai mạc, bế mạc; Bảo tàng PK-KQ được giao nhiệm vụ trưng bày, triển lãm “Di sản và Văn hóa quân sự Việt Nam”. Triển lãm trưng bày hơn 200 tư liệu ảnh, hiện vật gồm 2 phần: Dấu ấn Văn hóa quân sự Việt Nam và Di sản Văn hóa Việt Nam, giới thiệu tới bạn bè quốc tế những Dấu ấn văn hóa quân sự Việt Nam, Di sản Văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nhằm tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ đối ngoại, hợp tác quân sự quốc phòng giữa QĐND Việt Nam với quân đội các nước.
Sau khi tham quan khu triển lãm “Di sản và Văn hóa quân sự Việt Nam”, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bảo tàng PK-KQ, góp phần quan trọng trong việc giới thiệu đến bạn bè quốc tế về di sản và văn hóa quân sự Việt Nam, giúp các bạn nước ngoài hiểu thêm về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam; góp phần vào sự phong phú, đa dạng của các nền văn hóa trong Nhà hữu nghị tại Amry Games năm nay.
Hội thao Quân sự quốc tế năm 2019 (Army Games 2019) dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 3-8 tới tại LB Nga, do Nga chủ trì tổ chức cùng với các nước trong khu vực.
Lần đầu tiên Việt Nam sẽ cử lực lượng lớn tham gia sự kiện này, nhằm góp phần quảng bá sức mạnh và hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, con người và đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đây được coi là hoạt động đối ngoại quốc phòng quan trọng trong khuôn khổ Năm chéo Việt-Nga (2019-2020), hướng tới kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-LB Nga (1950-2020). Chuẩn bị kỹ mọi mặt trước ngày lên đường Tham gia Army Games 2019, Việt Nam cử 8 đội tuyển thi 8 môn được tổ chức ở các nước khác nhau bao gồm: Xe tăng, Bếp dã chiến, Kíp xe công binh, Đơn vị cứu hộ cứu nạn, Cuộc thi biểu diễn nghệ thuật (tại Nga); Kíp xe trinh sát hóa học (tại Trung Quốc); Tiếp sức quân y (tại Uzbekistan) và Bắn tỉa (tại Belarus).
Đội Bắn tỉa tập luyện nội dung "Bắn cùng đồng đội".
So với lần đầu tiên tham gia vào năm 2018, lần này Việt Nam cử nhiều đội tuyển hơn, số lượng vận động viên đông hơn và tham gia nhiều môn thi hơn. Army Games 2018, Việt Nam cử 3 đội tuyển: Xe tăng, Quân y và Bếp dã chiến, tham gia 3 môn thi đấu. Lần đầu tham gia này được xác định nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm, tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong lĩnh vực quốc phòng. Rút kinh nghiệm từ lần đầu tham gia hội thao, từ việc tổ chức thao trường, kỹ-chiến thuật thi đấu, trang thiết bị, khí tài, tài liệu quy chế thi…, các đội tuyển Việt Nam năm nay có nhiều thời gian chuẩn bị hơn và được tạo mọi điều kiện để tập luyện sát với điều kiện thi đấu nhất có thể. Việt Nam có điều kiện sang Nga tham khảo trước điều kiện thao trường thi đấu để về xây dựng thao trường huấn luyện cho phù hợp. Các đội tuyển cũng chủ động tìm tòi các tư liệu, hình ảnh, thông tin về các lần Army Games trước, kết hợp với các tài liệu về quy chế thi do Ban tổ chức cung cấp, để xây dựng các hạng mục trên thao trường, lập chương trình huấn luyện cho chuẩn xác.
Vận động viên đội tuyển Hóa học huấn luyện cùng với trang bị, khí tài đầy đủ.
Các thông tin về điều kiện khí hậu, thời tiết ở thao trường thi đấu tại các nước Việt Nam đăng ký môn thi cũng được cập nhật và tìm hiểu kỹ từ trước. Từ đó có phương hướng thực hiện huấn luyện cho các đội tuyển, nhằm giúp các vận động viên nhanh chóng thích nghi với môi trường thi đấu trong thời gian nhanh nhất có thể. Trang bị, khí tài sử dụng trong thi đấu, đều do nước chủ nhà bảo đảm. Đây cũng là một thách thức đối với các đội tuyển vì phải mất thời gian làm quen với trang thiết bị thường hiện đại hơn so với trang thiết bị huấn luyện trong nước. Theo Đại tá Nguyễn Hồng Giang, Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, đối với Đội tuyển Công binh, để khắc phục những khác biệt giữa điều kiện huấn luyện và thi đấu, toàn đội tuyển tập trung huấn luyện nhằm làm chủ các trang thiết bị hiện có, sử dụng thuần thục các tính năng kỹ thuật, đồng thời tìm hiểu trước sự khác biệt giữa các trang thiết bị thi đấu và tập luyện để tránh bỡ ngỡ.
Các nữ vận động viên Đội tuyển Quân y huấn luyện nội dung thi bắn súng.
Đặc biệt, các đội tuyển cũng được học ngoại ngữ, nhất là những thuật ngữ chuyên ngành, hiệu lệnh, khẩu lệnh… thường được sử dụng trên thao trường trong thi đấu, bảo đảm không để ảnh hưởng tới thành tích. Thao trường nơi đội tuyển Hóa học tập luyện, các biển báo vật cản đều được ghi bằng tiếng Trung Quốc, để các vận động viên làm quen với điều kiện thi đấu. Xác định đây là sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh tốt đẹp về Quân đội nhân dân Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tổ chức các đợt bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về đối ngoại, giao lưu, thông tin tuyên truyền cho các đội tuyển trước khi lên đường. Ngoài ra, trước khi lên đường, các đội tuyển cũng được học các bài hát và điệu dân vũ truyền thống của Nga, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động giao lưu hữu nghị được tổ chức trong khuôn khổ Army Games 2019. Điểm nhấn văn hóa truyền bức thông điệp hòa bình Ngoài các môn thi đấu quân sự, Army Games 2019 còn tổ chức Liên hoan văn hóa các dân tộc có chủ đề “Tình bạn không biên giới”, bao gồm 2 nội dung: “Nhà hữu nghị” và Cuộc thi biểu diễn nghệ thuật giữa các nước tham gia. Liên hoan nhằm thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tôn vinh sự đa dạng văn hóa, thể hiện tài năng sáng tạo và quảng bá bản sắc dân tộc của các nước tham gia Hội thao.
Nhằm truyền đi bức thông điệp về đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, yêu chuộng hòa bình, quân đội Anh hùng, đoàn Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho “góc Việt Nam” ở “Nhà hữu nghị” được tổ chức dưới dạng Triển lãm. “Góc Việt Nam” này sẽ trưng bày giới thiệu các sản phẩm: tranh ảnh, sản phẩm văn hóa đặc trưng, văn học nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, một số hiện vật khẳng định thành tựu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật tại “Nhà hữu nghị” với các nội dung trình diễn trang phục dân tộc Việt Nam, trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, giới thiệu ẩm thực Việt và giao lưu hữu nghị với các thăm quan gian trưng bày.
Tiểu đội Công binh xung kích huấn luyện tình huống vượt tường lưới.
Ở phần thi biểu diễn nghệ thuật, Việt Nam sẽ cùng các nước tham gia 4 vòng tranh tài: biểu diễn nhạc cụ, vũ đạo, ca nhạc và trình diễn trang phục dân tộc. Đội nào chiến thắng trong cuộc thi này sẽ giành quyền tham gia biểu diễn tại Lễ bế mạc Hội thao. Cơ hội cọ xát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm Ngoài 3 đội tuyển từng tham gia Army Games 2018, phần lớn những đội tuyển còn lại của Quân đội nhân dân Việt Nam đều lần đầu tiên thử sức ở “đấu trường” quân sự quốc tế, nơi hội tụ nhiều quốc gia có tiềm lực quân sự, quốc phòng lớn mạnh.
Đội Công binh huấn luyện trên thao trường.
Tham gia Army Games 2019, các đội tuyển Việt Nam coi đây là dịp để cọ xát, giao lưu học hỏi, nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm khai thác, sử dụng, bảo đảm các vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho công tác huấn luyện trong điều kiện hiện nay.
Đội tiếp sức Quân y huấn luyện tình huống đưa thương binh vượt sông.
Sau một thời gian huấn luyện dựa theo quy chế thi của Ban tổ chức, các vận động viên Việt Nam đều cho rằng cường độ huấn luyện để thi đấu quốc tế cao hơn nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên hàng ngày ở đơn vị. Ở môn thi Bắn tỉa, nội dung huấn luyện để thi đấu phần lớn đều là mới, vì vậy tham gia Hội thao sẽ là dịp để nghiên cứu, cân nhắc đưa các nội dung này vào chương trình huấn luyện thường xuyên cho bộ đội. Đối với đội tuyển Hóa học, kịch bản huấn luyện cũng gần như mới đối với Binh chủng Hóa học. Các môn thi ở Army Games mang tính chất nâng cao và tổng hợp. Trong 12 vật cản cá nhân trong môn thi “Kíp xe trinh sát hóa học”, chỉ có 4-5 vật cản giống với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của quân đội ta, còn lại là mới hoàn toàn. Theo Thượng tá Lê Tuyên Giáo, huấn luyện viên đội tuyển Hóa học thi Army Games 2019, phòng Quân huấn có thể xem xét việc bổ sung các vật cản vào nội dung huấn luyện.
Army Games 2019 là Hội thao Quân sự quốc tế lần thứ 5 được tổ chức từ ngày 25-7 đến 20-8. 10 quốc gia đăng cai tổ chức tổng cộng 32 cuộc thi khác nhau bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Iran, Uzbekistan, Ấn Độ, Armenia, Azerbaijan. Trong đó, Nga đăng cai tổ chức 17 cuộc thi, nhiều nhất trong số các nước. -Army Games là các cuộc tranh tài về các môn thể thao quân sự ứng dụng giữa các đội tuyển của Lực lượng vũ trang các nước, do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2015. Bộ Quốc phòng Nga có trách nhiệm chỉ huy công tác chuẩn bị và tiến hành Hội thao, quy định thời gian tổ chức Hội thao, danh sách các cuộc thi, phân bổ các cuộc thi giữa các quốc gia đồng tổ chức và bảo đảm mọi mặt cho hội thao. - Army Games nhằm tăng cường hợp tác quân sự quốc tế giữa các nước tham gia, góp phần phát triển quan hệ tin cậy giữa Bộ Quốc phòng các nước, nhằm kiến tạo một cộng đồng hòa bình; hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của các quân nhân