Ngô được sản xuất nhiều hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào khác trên thế giới vì những lợi ích mà nó mang lại. Ngô là lương thực chính của nhiều người, và là thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Ngô được sử dụng làm chất tạo ngọt có hàm lượng fructose cao trong nhiều loại thực phẩm chế biến và nó là thành phần chính trong dầu ngô, tinh bột ngô và xi-rô ngô.
Ngô được sản xuất nhiều hơn bất kỳ loại ngũ cốc nào khác trên thế giới vì những lợi ích mà nó mang lại. Ngô là lương thực chính của nhiều người, và là thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Ngô được sử dụng làm chất tạo ngọt có hàm lượng fructose cao trong nhiều loại thực phẩm chế biến và nó là thành phần chính trong dầu ngô, tinh bột ngô và xi-rô ngô.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Không phải cà phê, trà mới là thứ đồ uống phổ biến thứ hai thế giới sau nước. Chỉ riêng tại Mỹ, nhập khẩu trà đã tăng lên hơn 400% kể từ năm 1990 trở lại đây. Trải qua hàng ngàn năm, trà vốn được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc như một loại thuốc. Trong thế kỷ 17 nó lan truyền sang đến Vương quốc Anh và được giữ lại ở đó, dần trở thành một loại văn hóa và ngày cảng nổi tiếng hơn.
Nhu cầu tiêu thụ trà ngày càng cao là điều dễ hiểu rằng trà cần phải được sản xuất với quy mô lớn trên toàn thế giới.
Dưới đây là 10 quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
1. Trung Quốc (1.000.130 tấn/năm)
Không thể phủ nhận Trung Quốc là quốc gia sản xuất trà lớn nhất trên thế giới với sản lượng bình quân hơn 1 triệu tấn/năm, tương đương 30% sản lượng toàn thế giới.
Không hề bất ngờ về kết quả này vì lịch sử lâu dài của Trung Quốc gắn liền với thứ đồ uống này. Các vị hoàng đế Trung Quốc đã sử dụng các loại trà từ năm 2737 trước Công Nguyên và nó được thưởng thức ở đây như 1 loại thức uống giải khát song cũng được coi như một vị thuốc.
Thưởng thức trà cũng trở thành nghi lễ văn hóa độc đáo của Trung Quốc.
Một số giống được sản xuất tại Trung Quốc gồm trà xanh, trà ô long, trà trắng, trà vàng, và các loại trà hoa nhài, trà ướp hương khác.
Lush, khu vực đồi núi của Ấn Độ lý tưởng cho cây trà
Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ hai thế giới, sản lượng trung bình 900.000 tấn mỗi năm.
Ngành trà phát triển ngay sau khi nó được Anh đưa đến những giống trà Trung Quốc. Các Công ty Đông Ấn Độ bắt đầu chuyển đổi các lô đất ở thuộc địa Đông Á của họ sang mục đích trồng và sản xuất trà. Ấn Độ sản xuất số lượng trà rất lớn, bởi họ là quốc gia với một tỷ người uống trà, hơn 70% sản lượng trà sản xuất dành cho tiêu thụ trong nước.
Một trong những loại trà dễ nhận biết nhất là sự pha trộn trà cay sản xuất ở Bắc Ấn Độ kết hợp với sữa. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng chỉ tạo ra giống trà Assam và Darjeeling, là những giống phổ biến nhất.
Không giống như nhiều quốc gia khác, Kenya không có nhiều đồn điền lớn - khoảng 90% sản lượng được trồng trên các trang trại nhỏ (diện tích ít hơn một mẫu). Để theo kịp với sự cạnh tranh, Kenya đã chuyển trọng tâm nhằm đổi mới, hướng vào nghiên cứu và phát triển các giống mới, có thể phát triển nhanh, thích hợp với các điều kiện tự nhiên hơn.
Vào năm 1867, chủ đồn điền người Anh James Taylor bắt đầu làm một đồn điền trà ở thành phố Sri Lanka Kandy. Chỉ 19 mẫu Anh, sản xuất trà hiện giờ đã là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của đảo quốc, với hơn một triệu công nhân Sri Lanka.
Trà của Sri Lanka được sản xuất bằng phương pháp trồng theo đường đồng mức, quốc gia này sản xuất ba loại chính: Ceylon màu đen, Ceylon màu xanh lá cây, và trà trắng.
5. Thổ Nhĩ Kỳ (174.932 tấn/năm)
Trong năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 225.000 tấn lá trà. Đáng ngạc nhiên, gần như tất cả các cây trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ được sản xuất trong một khu vực nhỏ nằm gần thành phố Rize. Khí hậu ẩm ướt và gần Biển Đen là điều kiện lý tưởng để cây trà phát triển.
Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu sản xuất trà đen, còn được gọi là trà Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như trà Rize. Trong khi cà phê Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng thế giới, văn hóa trà ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng mạnh mẽ, và có một cách rất riêng để thưởng thức nó. Theo truyền thống, trà Thổ Nhĩ Kỳ được ủ trong một ấm đun nước (tự lên men), tạo ra một loại nước trà đặc, sau đó chúng được pha loãng với nước khi phục vụ.
Làm thế nào để Thổ Nhĩ Kỳ duy trì một ngành công nghiệp mạnh như vậy dù không có giống đặc chủng? Lý do chủ yếu là thị trường nội địa của họ được bảo vệ với mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đánh vào các loại trà của nước ngoài khác.
Trà Indonesia thường được pha trộn giữa các loại giống.
Indonesia đã bắt đầu sản xuất trà từ năm 1700, và được biết đến với các cây trồng mang đến từ chủ nghĩa thực dân Hà Lan. Nền văn hóa trà đã không phát triển và phổ biến được ở các miền địa phương giống như cách nó đã làm với các nhà sản xuất thuộc địa khác. Trong năm 2015, Indonesia sản xuất 150.100 tấn trà và tới 65% số đó được xuất khẩu.
Indonesia tập trung chủ yếu sản xuất trà đen, và một lượng nhỏ trà xanh khác. Tại Indonesia, giống trà rất đa dạng vì thế sản phẩm được sản xuất ra được pha trộn các loại khác nhau.
Công nhân hái trà thủ công tại khu vực trà nổi tiếng Thái Nguyên, Việt Nam
Sản xuất trà ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1880, do người Pháp phát triển và nhanh chóng được mở rộng, xuất khẩu các sản phẩm của họ sang châu Âu và châu Phi. Trong giai đoạn chiến tranh, sản xuất trà của Việt Nam bị trì trệ nhưng từ năm 1980 trà Việt đã bước vào thời kỳ phục hưng và đến năm nay đạt sản lượng 216.900 tấn mỗi năm.
Ngành trà Việt Nam có cả các công ty quy mô lớn với công nghệ hiện đại và máy móc thiết bị, cũng như quy mô nhỏ sản xuất độc lập với số lượng nhân công hạn chế và sự tham gia của các nghệ nhân. Các giống trà sản xuất rất đa dạng: khoảng 60% sản lượng là trà đen, 35% là trà xanh và 5% là trà đặc sản ướp hoa sen hay hoa nhài. Việt Nam cũng có một vài giống trà đặc biệt như trà San Tuyết, giống trà cổ thụ chỉ có ở một vài khu vực trong nước.
Đồi trà ở thành phố Makinohara, quận Shizuoka, Nhật Bản
Ba trong số bốn hòn đảo tại Nhật Bản có khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất trà.
Nhật Bản sản xuất 85.900 tấn trà/năm, và với số lượng người uống trà đông đảo, mặc dù sản lượng cao nhưng lượng xuất khẩu của Nhật Bản chỉ chiếm 2% trong số hàng nghìn tấn họ sản xuất ra. 99,9% giống trà của Nhật được trồng và sản xuất là trà xanh, không chỉ phổ biến mà nó trở thành lựa chọn mặc định trong nước.
Các loại trà xanh Nhật Bản chủ yếu được lên men và hấp, với bancha là phiên bản cơ bản nhất ngoài ra còn có sencha, genmaicha, và hojicha.
9 - Cộng hòa Hồi giáo Iran (83.990 tấn/năm)
Cho đến cuối thế kỷ 15, đồ uống giải khát nóng của Iran là cà phê - tuy nhiên, với vị trí xa xôi của nó so với các nước sản xuất cà phê khiến điều đó có thể tiếp tục duy trì. Và trà dễ dàng trở nên phổ biến hơn nhờ những liên kết trực tiếp về thương mại với Trung Quốc qua “con đường tơ lụa”.
Vào năm 1882 với hạt giống thu được từ Ấn Độ, Iran bắt đầu trồng chè ở quốc gia của họ, dẫn đầu bởi Hoàng tử Mohammad Mirza, thị trưởng đầu tiên của Tehran, còn được gọi là "Kashef al Saltaneh".
Saltaneh, là người đại sứ Iran tại Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh bấy giờ, ông biết rõ người Anh giữ bí kíp sản xuất trà của họ, bởi vì nó là một những lĩnh vực kinh doanh chính của họ ở Ấn Độ. Saltaneh dưới vỏ bọc là một lao động Pháp ở Ấn Độ, tới làm việc tại các đồn điền để tìm hiểu tất cả những bí kíp kinh doanh, và sau đó đưa một số mẫu về Iran. Ông trồng chúng trong các khu vực của Iran Gilan, và ngành công nghiệp trà đã bắt đầu. Ngày nay, có 32.000 ha diện tích trồng trà ở Iran, hầu hết nằm trên sườn đồi.
10 – Argentina (69.924 tấn/năm)
Trà mate được phục vụ trong bầu cốc truyền thống với tên gọi đặc biệt "Bombilla"
Trà hiện nay là một phần quan trọng trong văn hóa Argentina. Bắt đầu từ những năm 1920, khi các hạt giống trà đầu tiên đến với đất nước này từ Nga và Trung Quốc, tới năm 1950, khi giá trà thấp và chính phủ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đã khiến trà trở thành ngành phát triển chậm ở Argentina. Nhưng cuối cùng, nhờ khí hậu và địa chất thuận lợi, nó đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất trà hàng đầu thế giới.
Trà đen chiếm phần lớn trong sản lượng của Argentina do khí hậu nhiệt đới là điều kiện lý tưởng để trồng giống trà lai Ấn Độ và Assamica. Mate là một loại trà thảo dược truyền thống được uống phổ biến ở quốc gia của họ.
Đoàn Xúc tiến thương mại năm 2023 tại Đặc khu hành chính Hồng Kông