Báo Cáo Thực Tập Công Ty Xuất Nhập Khẩu

Báo Cáo Thực Tập Công Ty Xuất Nhập Khẩu

Chương 1 giới thiệu khái quát về công ty, chương 2 thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, chương 3 phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh là những nội dung chính trong 3 chương thuộc báo cáo thực tập tại "Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chương 1 giới thiệu khái quát về công ty, chương 2 thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, chương 3 phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh là những nội dung chính trong 3 chương thuộc báo cáo thực tập tại "Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để nắm bắt thông tin chi tiết.

Tổng hợp mẫu báo cáo thực tập xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, cụ thể cho từng lĩnh vực

Dưới đây là bảng tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập xuất nhập khẩu được trình bày chuyên nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích cho sinh viên thực tập trong ngành:

Báo cáo thực tập: Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển tại Công ty TNHH Trương Phú Vinh

Báo cáo này tìm hiểu chi tiết quy trình xuất khẩu nguyên container qua đường biển tại công ty. Đồng thời phân tích các bước thực hiện và tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công ty TNHH NSX

Báo cáo tập trung vào quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không, cùng với đánh giá tình hình doanh thu của công ty.

Báo cáo: Nghiệp vụ giao nhận nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty NSX

Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không.

Quy trình xuất nhập khẩu ủy thác tại Công ty CP XNK Tạp phẩm Hà Nội

Với báo cáo này, bạn sẽ có được bản phân tích quy trình xuất nhập khẩu ủy thác, các bước triển khai và vấn đề thường gặp tại công ty CP XNK Tạp phẩm Hà Nội.

Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Giao nhận Củ Chi

Báo cáo tập trung vào quy trình giao nhận hàng hóa LCL (Less than Container Load) bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Củ Chi.

Quy trình xuất nhập khẩu tại Công ty Dịch vụ Lê Gia

Mô tả chi tiết các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và những vấn đề thường gặp tại Công ty Dịch vụ Lê Gia.

Thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo

Báo cáo phân tích các thủ tục hải quan theo hợp đồng thương mại tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo.

Đánh giá thủ tục hải quan hàng gia công tại Chi cục Hải quan Tân Thuận

Báo cáo này tập trung vào phân tích các thủ tục và đánh giá hiệu quả thực hiện tại chi cục Hải quan Tân Thuận.

Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Hà Thành

Báo cáo mô tả các bước tổ chức và thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu qua đường biển của Công ty Hà Thành.

Quy trình khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu

Báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết về việc khai tờ khai hải quan điện tử và các lưu ý quan trọng khi thực hiện nghiệp vụ này.

Phân tích hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường của Công ty Thực phẩm Bích Chi

Với báo cáo này, người đọc có thể hiểu được cách đưa ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và mở rộng thị trường xuất khẩu cho một công ty trong ngành xuất nhập khẩu.

Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty MPL

Báo cáo đi phân tích quy trình và các bước thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty MPL.

Tình hình hoạt động xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản bằng đường biển của Công ty TNHH MTV XNK 2/9 DakLak

Báo cáo tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH MTV XNK 2/9 DakLak. Qua đó đề xuất giải pháp và kiến nghị các vấn đề để cải thiện hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty này.

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công ty TNHH TM - DV M.T.L

Báo cáo này sẽ phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty TNHH TM - DV M.T.L để tìm hiểu những thành công và hạn chế trong hoạt động giao nhận hàng của công ty này. Từ đó, báo cáo kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Kinh nghiệm chọn đề tài làm báo cáo thực tập xuất nhập khẩu hiệu quả

Việc chọn đề tài phù hợp để làm báo cáo thực tập xuất nhập khẩu là bước đầu tiên và đặt nền móng cho cả quá trình thực hiện báo cáo sau này của bạn. Một đề tài tốt sẽ giúp bạn khai thác thế mạnh bản thân và đảm bảo nội dung báo cáo có giá trị thực tiễn cao. Dưới đây là những cách chọn đề tài làm báo cáo thực tập xuất nhập khẩu hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Nghiên cứu một số đề tài khác nhau trước khi lựa chọn

Trước khi quyết định chọn đề tài cuối cùng, bạn nên tìm hiểu và so sánh từ 3-5 đề tài khác nhau để đánh giá mức độ phù hợp của từng đề tài, bao gồm tính khả thi, nguồn tài liệu tham khảo và khả năng ứng dụng thực tế. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tránh những khó khăn trong quá trình thực hiện và đảm bảo báo cáo của bạn đạt chất lượng tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, đầy đủ và kinh nghiệm chọn đề tài làm báo cáo sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để bạn tham khảo cho chuyên đề thực tập của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Helen Express!

Helen Express (Công ty TNHH Vận Chuyển Helen Express) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Vận Chuyển Quốc Tế và Chuyển Phát Nhanh từ Việt Nam đến Mỹ, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác. Với vai trò là đại lý thu gom cho các công ty chuyển phát nhanh quốc tế uy tín, Helen Express hoạt động theo phương thức “Door to Door” tại Việt Nam, đảm bảo dịch vụ “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiết kiệm.”

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn đảm bảo thủ tục đơn giản, giao hàng đúng thời gian, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Helen Express tự hào là đối tác đáng tin cậy cho mọi nhu cầu vận chuyển quốc tế của bạn.

Nhà trường luôn trang bị cho sinh viên rất nhiều kiến thức để lấy đó làm nền tảng cho sau này. Nhưng chỉ kiến thức thôi th ì không hề đủ, môi trường bên ngoài có rất nhiều điều mà nhà trường không thể dạy được cho sinh viên, chỉ có thể để bản thân các bạn sinh viên tự trải nghiệm và lấy đó làm bài học cho bản thân. Chính vì hiểu được điều này, trường Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, để sinh viên có thể ứng dụng những điều đã học và rèn luy ện thêm một số kĩ năng trong công việc. Sau 8 tuần thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Minh, tôi đã biết cách xử lí một đơn hàng cụ thể, biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chuy ển giao hàng hóa đến các nhà phân phối, biết cách ứng dụng những kĩ năng giao tiếp đã được học trong việc giao tiếp với khách hàng .Tôi đã tích lũy cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, đó sẽ là những hành trang cực kì quý báu cho tương lai của tôi sau này.

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tiến Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Minh Thời gian thực tập: Từ 07/01/2013 đến Người hướng dẫn: Ông Lưu Xuân Hạnh Giảng viên hướng dẫn: Thầy Dương Định Quốc Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hà Như Uyên Mã số sinh viên: 100784 Lớp: TV101 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 TRÍCH YẾU Nhà trường luôn trang bị cho sinh viên rất nhiều kiến thức để lấy đó làm nền tảng cho sau này. Nhưng chỉ kiến thức thôi thì không hề đủ, môi trường bên ngoài có rất nhiều điều mà nhà trường không thể dạy được cho sinh viên, chỉ có thể để bản thân các bạn sinh viên tự trải nghiệm và lấy đó làm bài học cho bản thân. Chính vì hiểu được điều này, trường Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, để sinh viên có thể ứng dụng những điều đã học và rèn luyện thêm một số kĩ năng trong công việc. Sau 8 tuần thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Minh, tôi đã biết cách xử lí một đơn hàng cụ thể, biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển giao hàng hóa đến các nhà phân phối, biết cách ứng dụng những kĩ năng giao tiếp đã được học trong việc giao tiếp với khách hàng….Tôi đã tích lũy cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, đó sẽ là những hành trang cực kì quý báu cho tương lai của tôi sau này. Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 MỤC LỤC TRÍCH YẾU ..................................................................................................................................... 2 MỤC LỤC ........................................................................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... 5 NHẬP ĐỀ ......................................................................................................................................... 6 I.giới thiệu tổng quan về công ty. ................................................................................................... 7 1.Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................................. 7 2.Chức năng và nhiệm vụ .............................................................................................................. 8 2.1 Chức năng............................................................................................................................ 8 2.2 Nhiệm vụ ....................................................................................................................... 8 3.Thực trạng kinh doanh của công ty ............................................................................................. 9 3.1 Các sản phẩm chính: .................................................................................................... 9 3.1 Tình hình tăng trưởng qua các năm gần đây........................................................................ 10 II.Cơ cấu tổ chức- Hoạt động kinh doanh ..................................................................................... 11 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí ................................................................................................ 11 2.Các phòng ban và chức năng ................................................................................................. 11 3.Phân tích SWOT ................................................................................................................... 13 III.Công việc thực tập .................................................................................................................. 14 1.Công việc tại văn phòng ........................................................................................................ 14 1.1Phân phối lượng hàng tồn kho ............................................................................................. 14 1.2 Nhận đơn đặt hàng ............................................................................................................. 15 1.3.Chăm sóc khách hàng......................................................................................................... 16 1.4 Tìm kiếm khách hàng mới. ................................................................................................. 17 2.Công việc hỗ trợ: .................................................................................................................. 17 2.1Nhập bảng báo giá và soạn thảo công văn ........................................................................... 17 IV. Kết quả đạt được qua đợt thực tập .......................................................................................... 17 1. Tác phong làm việc chuyên nghiệp trong một môi trường doanh nghiệp ............................... 17 2. Hoàn thiện các kĩ năng ......................................................................................................... 18 2.1Kĩ năng giao tiếp ................................................................................................................. 18 2.2 Kĩ năng làm việc nhóm ...................................................................................................... 18 2.3 Kinh nghiệm khác .............................................................................................................. 18 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP...................................................................................... 19 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................................. 20 Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN ............................................................................................... 21 Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: -Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu TIẾN MINH đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được thực tập tại công ty - Giám đốc kinh doanh toàn quốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu TIẾN MINH-ông Lưu Xuân Hạnh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập, đã cho tôi những thông tin về công ty để tôi có thể hoàn thành cuốn báo cáo này Về phía nhà trường Đại học Hoa Sen, tôi xin gửi lời cảm ơn đến -Ban giám hiệu trường Đại học Hoa Sen -Phòng Hỗ trợ sinh viên và Cộng đồng -Giảng viên điều phối, thầy Lê Ngọc Đức đã hướng dẫn thông tin về cuốn báo cáo; chuẩn báo cáo; nhật kí để tôi có thể làm đúng như yêu cầu của nhà trường -Giáo viên hướng dẫn, thầy đã cho tôi những lời khuyên để tôi có thể hòa nhập vaò môi trường doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 NHẬP ĐỀ Bánh kẹo, nước giải khát đang là những nhu yếu phẩm hằng ngày của con người. Nhưng trong tình trạng hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc đang lan tràn như hiện nay thì người dân thường tìm đến những sản phẩm ngoại nhập, có chất lượng tốt, có xuất xứ rõ ràng để bảo đảm sức khỏe cho mình và người thân. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Minh là công ty thương mại- dịch vụ chuyên phân phối mặt hàng này trên cả toàn quốc. Và đây là công ty tôi có cơ hội thực tập trong vòng 8 tuần. Khi bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp như thế này, tôi đã đặt ra các mục tiêu cho mình như sau: Mục tiêu 1: Hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức Mục tiêu 2: Học hỏi tác phong làm việc nghiêm túc, cách xử lí công việc chuyên nghiệp từ các anh chị đi trước. Mục tiêu 3: áp dụng được nhưng kiến thức và kĩ năng đã học tại nhà trường vào công việc cũng như học hỏi thêm được những kiến thức mới để tự đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho bản thân sau này Mục tiêu 4: Thu thập được nhiều thông tin để có thể hoàn thành tốt báo cáo về thực tập nhận thức. Mục tiêu 5: Tạo mối quan hệ thân thiết giữa Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tiến Minh và trường Đại học Hoa Sen để tạo điều kiện cho các bạn khóa sau được thực tập tại đây. Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 I.giới thiệu tổng quan về công ty. 1.Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Minh - Tên viết tắt: Timiex Corp - Người đại diện trước pháp luật: ông Nguyễn Ngọc Vinh - Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần - Vốn điều lệ: 800 triệu đồng - Địa chỉ: 380/13B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8)38484042 – 38436459 - Fax: (84-8)38484170 - Email: [email protected] [email protected] _Logo công ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Minh được thành lập năm 2005 với số vốn ban đầu là 800 triệu đồng. Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Minh là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối các mặt hàng bánh kẹo, nước giải khát, sản phẩm dinh dưỡng từ các nhà sản xuất Indonesia, Malaysia như: Julie’s, Wonder food, Gizita,… Công ty luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển các thị trường tiềm năng. Cho đến nay, công ty đã hợp tác với nhà sản xuất Malaysia để sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng thích hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Đặc biệt, Tiến Minh hiện thời là một trong những nhà phân phối các sản phẩm có chất lượng dành cho người bệnh tiểu đường, ăn kiêng,… Tất cả các sản phẩm trên đều đã được kiểm nghiệm ở Viện Dinh Dưỡng Việt Nam. Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần, mỗi cổ phiếu trị giá: 100.000 đồng. Mỗi sáng lập viên và cổ đông của công ty có trách nhiệm pháp lý và bổn phận trong vốn góp của công ty. Tổ chức kinh doanh của công ty: mọi hoạt động mua bán của công ty đều xảy ra tại trụ sở chính và không có chi nhánh nào khác. Bảng 1.1: Danh sách sở hữu cổ phần của công ty khi thành lập. (ĐVT: triệu đồng) STT Tên của sáng lập viên Số lượng Giá trị (triệu đồng) 1 Ông Hà Minh Duy Hưng 4000 400 2 Ông Trần Văn Thanh 400 40 3 Ông Trần Tuấn Kiệt 3600 360 TỔNG CỘNG 8000 800 (Nguồn: Luật Kinh Doanh và Giấy Phép Kinh Doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Minh – 2005) 2.Chức năng và nhiệm vụ 2.1 Chức năng - Tổ chức mua bán, ký gửi hàng hóa trong và ngoài nước. - Giao dịch, ký kết các hợp đồng mua bán trong và ngoài nước. 2.2 Nhiệm vụ - Củng cố mở rộng kinh doanh trong nước, phát triển hoạt động kinh doanh - Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng trong và ngoài nước về những hoạt động kinh doanh do công ty ký kết. - Bảo toàn và phát triển vốn tạo ra hiệu quả kinh tế cho xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho công ty xây dựng nền tảng cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh. - Nộp thuế cho nhà nước đầy đủ và kịp thời - Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách đối với người lao động, không ngừng tổ chức đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 3.Thực trạng kinh doanh của công ty 3.1 Các sản phẩm chính: Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường, sản phẩm công ty kinh doanh là các loại bánh kẹo cao cấp với thương hiện uy tín trên thị trường thế giới. Công ty đã không ngừng tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh ..nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất.Mục tiêu của công ty là trở thành nhà phân phối bánh kẹo lớn nhất…  Bánh xốp Win Win ( Malaysia)  Socola dù CHOKOKU ( Indonesia) Hình 2: Socola dù CHOKOKU Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101  Sữa đậu nành SOY MASTER. ( Malaysia) Hình 3: Sữa đậu nành SOY MASTER ( Nguồn: công ty cung cấp) 3.1 Tình hình tăng trưởng qua các năm gần đây. Bảng 1: tình hình tăng trưởng qua các năm của công ty ( Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty)  Năm 2009: thời gian này công ty đang phát triển rất ổn định, sản phẩm của công ty được khách hàng tin dùng nên tình hình kinh doanh của công ty rất tốt, đem lại nguồn lợi nhuận cao.  Năm 2010: trong năm này công ty đang cho ra mắt sản phẩm mới, phải chịu rất nhiều chi phí ban đầu và tình hình kinh tế của nước ta trong giai đoạn này cũng không được ổn định lắm nên nguồn lợi nhuận tăng không nhiều  Năm 2011: thời gian này sản phẩm mới của công ty đã được nhiều khách hàng biết đến và ưa chuộng nên nguồn lợi nhuận đã tăng lên rất nhiều Năm 2009 2010 2011 Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế 16,262,000,000 706,000,000 18,200,000,000 791,000,000 19,165,000,000 833,000,000 Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 Từ trước đến nay, nguồn đem lại lợi nhuận cho công ty chủ yếu là nhập khẩu sản phẩm và phân phối lại trong nước, mảng xuất khẩu vẫn chưa được thực hiện nên trong năm nay công ty sẽ thực hiện kế hoạch đặt nhà máy sản xuất tại TPHCM để đẩy mạnh khâu xuất khẩu, mở rộng quy mô cuả công ty, mang sản phẩm của Việt Nam phủ sóng đến các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, công ty cũng muốn mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình. Sắp tới đây, công ty đã có kế hoạch phát triển bên lĩnh vực mỹ phẩm và sữa. II.Cơ cấu tổ chức- Hoạt động kinh doanh 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Hình 4: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tiến Minh 2.Các phòng ban và chức năng  Hội đồng quản trị: Có đủ quyền thay mặt để ra các quyết định liên quan đến mục tiêu và quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, hủy bỏ Giám Đốc và các thành viên khác, ra quyết định kế hoạch kinh doanh, cân đối ngân sách và hệ thống quản lý của Công ty…  Ban Giám đốc: Giám đốc: Là chủ tài khoản và người đại diện trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi mặt của công ty. Ra quyết định kinh doanh, kế hoạch đầu tư BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 của Công ty, ký kết hợp đồng kinh tế. Quản lý lĩnh vực Nhập khẩu và có trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh liên quan việc Nhập khẩu – Xuất khẩu và phát triển sản phẩm mới của Công ty. Hướng dẫn, quản lý bộ phận nhân sự, hệ thống kinh doanh và các hoạt động kế toán, lập ra cơ cấu tổ chức phù hợp với mục đích đề ra. Phó giám đốc: Là người giúp cho giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất trong công ty và thay mặt điều hành công ty khi giám đốc đi vắng; tham mưu cho giám đốc lựa chọn khách hàng, đàm phán với đối tác; giúp giám đốc tuyển chọn củng cố và phát triển nguồn nhân lực có trình dộ tay nghề cao. Ngoài ra, phó giám đốc còn được ủy quyền ký thay các văn bản nghiệp vụ.  Phòng tổ chức nhân sự: có trách nhiệm quản lý hồ sơ của cán bộ, công nhân viên và văn thư, hồ sơ liên quan; tổ chức cán bộ, điều động nhân sự theo quyết định của Giám Đốc; tham mưu cho ban lãnh đạo kế hoạch đào tạo nhân sự; tổ chức các hoạt động của công ty như hội họp, tiếp khách…; nhận lệnh thay mặt ban lãnh đạo ký các văn bản hành chính, giấy giới thiệu…ra văn bản về nội quy khen thưởng,kỷ luật,mức luơng của cán bộ công nhân viên  Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tổ chức, lập kế hoạch tài chính và quyết toán hàng tháng,quý, năm của công ty, giúp Ban Giám Đốc xây dựng các kế hoạch về tài chính của doanh nghiệp. Tổng hợp phân tích tình hình thu chi của doanh nghiệp,phân tích dòng chảy tiền mặt để lập kế hoạch về tài chính phục vụ kịp thời cho các Quyết định kinh doanh,quản lý theo dõi các nguồn vốn, chấp hành sự kiểm tra và kiểm sóat của ban giám đốc,lưu trữ, theo dõi, quản lý chặt chẽ toàn bộ hồ sơ sổ sách, chứng từ, tài liệu, tài sản và các phương tiện làm việc thuộc phạm vi phòng đang sử dụng. Thực hiện việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo đánh giá được duyệt và khoản bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc theo chế độ.  Phòng kinh doanh: Thành lập hệ thống phân phối sản phẩm bánh kẹo,nước ép trái cây, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, tiếp thị, tư vấn cho khách Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 hàng, mở rộng thị trường phân phối. Thực hiện các báo cáo giá, kế hoạch dự toán mua sắm hàng hóa hàng tháng, quý, năm nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Báo cáo tình hình hoạt động cho cấp lãnh đạo chính xác và đúng thời hạn. Lập kế hoạch và đưa ra kế hoạch phát triển.  Phòng xuất nhập khẩu: Bộ phận giao hàng nhận đơn hàng từ kế toán bán hàng phối hợp với thủ kho để xuất hàng theo đúng số lượng,sản phẩm và giao đến đúng địa chỉ trên toa hàng,nếu khách hàng trả tiền mặt thì lập phiếu thu tiền,nếu nợ thì nhân viên giao hàng sẽ cho khách hàng ký nhận nợ,khách giử 1 liên,liên còn lại đem về giao lại cho kế toán công nợ theo dõi để thu. 3.Phân tích SWOT  Điểm mạnh:  Uy tín với khách hàng.  Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp  Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước  Sản phẩm có chất lượng tốt  Ban lãnh đạo có năng lực và nhiều kinh nghiệm  Mức giá sản phẩm tương đối cạnh tranh.  Tình hình tài chính ổn định  Điểm yếu:  Chưa đầu tư nhiều cho việc quảng bá thương hiệu của công ty  Chưa có bộ phận chuyên trách về marketing  Cơ hội  Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành xuất nhập khẩu  Nguồn cung cấp hàng ổn định  Bánh kẹo, nước giải khát là nhu yếu phẩm hằng ngày của người dân  Việt Nam đã gia nhập WTO nên có nhiều cơ hội phân phối những chủng loại hàng hóa đa dạng Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101  Thách thức:  Tỷ lệ lạm phát cao  Sự cạnh tranh của các đối thủ khác III.Công việc thực tập 1.Công việc tại văn phòng 1.1Phân phối lượng hàng tồn kho -Nhận thông báo số lượng hàng tồn kho mỗi ngày từ sell admin -Lên kế hoạch thúc đẩy phân phối lượng hàng tồn kho đến khách hàng.  Kĩ năng: sử dụng phần mềm excel  Kinh nghiệm: Phải theo dõi lượng hàng xuất nhập tồn hằng ngày mới có thể giải quyết các đơn hàng trong ngày của khách hàng hoặc để lập kế hoạch phân phối lượng hàng tồn đến các nhà phân phối  Nhận xét: đây là công việc tương đối đơn giản vì thủ kho đã thực hiện bảng báo cáo rất chi tiết, giúp tôi dễ dàng theo dõi để thực hiện công việc của mình. Hình 5: Bảng xuất nhập tồn hằng ngày của công ty ( Nguồn: tự chụp trong quá trình làm việc) Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 1.2 Nhận đơn đặt hàng  Cách thực hiện: -Nghe điện thoại của khách hàng ghi lại đơn đặt hàng, xem số lượng hàng tồn kho có đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không, sau đó chuyển đơn đặt hàng cho sell admin để lên đơn hàng. -Nếu là khách hàng mới, tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những sản phẩm của công ty, giá cả, chính sách của công ty.  Kĩ năng: kĩ năng giao tiếp  Kinh nghiệm: Biết cách làm việc như một nhân viên ở phòng kinh doanh,biết cách trao đổi thông tin với khách hàng và đặc biệt là biết cách xử lí một đơn hàng mới và đơn hàng cũ.  Nhận xét: tuy đã học qua môn kĩ năng giao tiếp tại trường, cũng đã hiểu sơ qua về cách nói chuyện với khách hàng, nhưng khi bước vào công việc tưởng chừng như đơn giản này tôi đã thiếu sót rất nhiều. Sau 8 tuần thực tập, công ty đã rèn luyện cho tôi kĩ năng nói chuyện điện thoại thành thạo, trôi chảy, không vấp váp Hình 6: Nghe điện thoại của khách hàng ( Nguồn:tự chụp lại trong quá trình trình thực tập ) Đ i h c Hoa Sen Nguy n Hà Nh Uyên TV101 1.3.Chăm sóc khách hàng  Cách thực hiện: -Nghe điện thoại của khách hàng, lắng nghe những thắc mắc, những khiếu nại của khách hàng về sản phẩm. -Gọi điện thoại đến khách hàng, thăm hỏi tình hình buôn bán và số lượng hàng tồn kho của khách hàng để có thể tư vấn số lượng hàng cần đặt cho khách hàng.  Kĩ năng: kĩ năng giao tiếp qua điện thoại  Kinh nghiệm: Biết được cách giao tiếp với khách hàng, bên cạnh đó phải biết nắm bắt được ý muốn của khách

Nội dung đào tạo biên soạn dựa trên thực tế tại doanh nghiệp, được update mới nhất theo thông tư nghị định pháp luật thay đổi hiện nay

Sau quá trình học tập nghiên cứu ở trường, sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho những công việc sau này của họ. Mỗi sinh viên tuỳ theo năng lực sở thích đã chọn những ngành học khác nhau phù hợp với mình. Những kiến thức đã học ở trường mới chỉ là lý thuyết và điều quan trọng là phải biết vận dụng nó như thế nào vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì vậy, để “ Học đi đôi với hành” việc nghiên cứu thực tập ở các cơ sở đơn vị đối với mỗi sinh viên hết sức quan trọng. Nhờ đó sinh viên có thể củng cố, nâng cao kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tế gắn lý luận với thực tế. Trong quá trình thực tập sinh viên cũng có thể tập phân tích đánh giá các hoạt động quản lý và kinh doanh tại cơ sở thông qua những kiến thức đã học. Đòng thời đưa ra đề xuất kiến nghị, phương hướng biện pháp tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cách tốt nhất để sinh viên rènluyện tác phong, phương pháp công tác của người cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp ở công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (TOCONTAP – Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tổng hợp ở công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (TOCONTAP – Hà Nội) Mở bài Sau quá trình học tập nghiên cứu ở trường, sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho những công việc sau này của họ. Mỗi sinh viên tuỳ theo năng lực sở thích đã chọn những ngành học khác nhau phù hợp với mình. Những kiến thức đã học ở trường mới chỉ là lý thuyết và điều quan trọng là phải biết vận dụng nó như thế nào vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì vậy, để “ Học đi đôi với hành” việc nghiên cứu thực tập ở các cơ sở đơn vị đối với mỗi sinh viên hết sức quan trọng. Nhờ đó sinh viên có thể củng cố, nâng cao kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tế gắn lý luận với thực tế. Trong quá trình thực tập sinh viên cũng có thể tập phân tích đánh giá các hoạt động quản lý và kinh doanh tại cơ sở thông qua những kiến thức đã học. Đòng thời đưa ra đề xuất kiến nghị, phương hướng biện pháp tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cách tốt nhất để sinh viên rènluyện tác phong, phương pháp công tác của người cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong thời gian thực tập tổng hợp ở công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm (TOCONTAP – Hà Nội) có thể khái quát về công ty như sau: I. Vài nét khái quát về công ty XNK Tạp phẩm Hà Nội 1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2- Chức năng, nhiệm vụvà hệ thống của công ty XNK tạp phẩm 3- Khái quát tình hình của công ty trong những năm gần đây II. Tổ chức môi trường kinh doanh của Công ty 1- Nội dung tổ chức môi trường kinh doanh bên ngoài và thị trường 2- Nghiên cứu khách hàng, người tiêu dùng III. Điểm mạnh, điểm yếu của Công ty 1- Điểm mạnh 2- Điểm yếu IV. Chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty V. Đánh giá tổng hợp và nhận xét định hướng phát triển thị trường I.Vài nét khái quát về công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội. 1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty XNK Tạp phẩm Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là TOCONTAP, trụ sở tại 36 Bà Triệu Hà Nội, là một công ty xuất nhập khẩu chuyên nghiệp được thành lập ngày 05-03-1956. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước được thành lập sớm nhất trực thuộc Bộ thương mại. Trải qua 46 năm phát triển, công ty XNK Tạp phẩm Hà nội thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế. Trước kia trong nền kinh tế tập trung, với quy mô là một tổng công ty, công ty là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong ngoại thương. Nhưng từng bước tổ chức của công ty có nhiều sự thay đổi tách dần một số bộ phận để thành lập các tổng công ty khác cụ thể: - Năm 1964: Tách thành lập Artexport - Năm 1971: Tách thành lập Barotex - Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho bộ công nghiệp nhẹ quản lý - Năm 1978: Tách thành lập Textimex - Năm 1985: Tách thành lập Mecanimex - Năm 1987: Tách thành lập Leaprodoxim - Năm 1990: Tách công ty XNK phía nam thành công ty trực thuộc bộ thương mại Đến năm 1993 để đáp ứng điểu kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của Giám đốc công ty XNK tạp phẩm, Bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 333 TM/TCCB ngày 31-3-1993 Tên công ty: Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm Tên giao dịch: TOCONTAP - Hà nội Trụ sở: Số 36 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Hà nội Fax: 84.4.55917 Điện thoại: 54191 – 56576 Telex: 4.11258 TOC VT Tài khoản : 00.110.370005 tại ngân hàng ngoại thương Việt nam Tổng Giám đốc: Bùi Thị Tuệ Trong những năm hoạt động theo cơ chế cũ TOCONTAP là một tổng công ty lớn, mặt hàng kinh doanh rất đa dạng và phong phú, thị trường hoạt động rộng lớn. Tuy nhiên, cùng với sự biến động chung ở các thị trường xuất khẩu Việt nam, công ty gần như bị mất hoàn toàn thị trường quen thuộc của mình làm cho hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều xáo trộn, hiệu quả kinh doanh suy giảm nghiêm trọng đời sống của cán bộ công nhân viên bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu vào thời kỳ hoàng kim cuối những năm 1980 kim ngạch XNK của công ty luôn đạt mức cao khoảng 60 – 80 triệu USD thì ở những năm đầu thập kỷ 90 này kim ngạch công ty liên tục giảm. Mặc dù vậy với sự quan tâm giúp đỡ của Bộ thương mại cùng với những nỗ lực của ban lãnh đạo, của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, vài năm gần đây thị trường của công ty không ngừng mở rộng, mặt hang kinh doanh đa dạng, phương thức kinh doanh phong phú làm cho kim ngạch XNK của công ty đã dần đi vào thế ổn định và phát triển nhanh chóng. Cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nộp ngân sách cũng tăng lên. Cụ thểkim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3.575.360 USD năm 1998 đã tăng tới 11.760.196 USD năm 2001. Thu nhập bình quân đầu người lao động tăng từ 1.117.000 đồng/người/tháng năm 1998 lên 1.550.000 đồng/người/tháng năm 2001. Với kết quả này chắc chắn công ty sẽ tìm cho mình hướng đi tốt trong tương lai. 2- Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống của công ty XNK Tạp phẩm. 2.1 Chức năng của công ty. Công ty có các chức năng sau: - Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàngnhw thủ công mỹ nghệ,hàng nông sản, hải sản, lâm sản, các sản phẩm mây tre đan. - Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu gồmhàng điện tử, điện lạnh, dụng cụ thể thao, hàng da. - Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế - Tổ chức mua gom hàng từ các chân hàng ngoài công ty để phục vụ cho việc xuất khẩu. .2 Các nhiệm vụ của công ty. - Bảo đảm và phát triển nguồn vốn nhà nước giao - Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước đặt ra - Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước - Phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế. Mở rộng củng cố phát triển mối quan hệvới bạn bè quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và quốc tế. 2.3 Hệ thống tổ chức của công ty Với sự thay đổimang tính sống còn cơ cấu tổ chức bộ máy của công tycó nhiều sự thay đổi sâu rộng. Năm1992 có tới 10 phòng quản lý nay còn 4 phòng . - Giám đốc - Phó giám đốc - Các phòng quản lý gồm: + Phòng tổ chức lao động + Phòng tài chính kế toán + Phòng tổng hợp + Phòng hành chính quản trị - Các phòng kinh doanh gồm: XNK1, XNK2, XNK3, XNK4, XNK6, XNK7, XNK8, trung tâm mua bán chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Hồ Chí Minh, xí nghiệp TOCAN. cung cấp thông tin điều khiển cung cấp thông tin cho quản lý Sơ đồ : Tổ chức quản lý của công ty XNK Tạp phẩm Hà Nội  Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ thương mại về các hoạt động, hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Giám đốc quản lý điều hành công ty theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật lao động, thoả ước lao động, nội quy lao động, hợp đồng lao động và quy chế khoán của công ty.  Phó giám đốc là người trực tiếp giúp đỡ giám đốc trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi giới hạn quyền lực của mình.  Phòng tổ chức quản lý lao động có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động trong công ty và yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám đốc trên cơ sở nắm vững những quy chế về tổ chức và quản lý lao động, bộ luật lao động và thoả ước lao động, hợp đồng lao động, làm quy hoạch đào tạo tuyển Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán tài chính Phòng tổng hợp Phòng tổ chức lao động Các phòng nghiệp vụ XNK Chi nhánh Hải Phòng, HCM Xí nghiệp TOCAN dụnglao động theo mục đích kinh doanh, giải quyết các khiếu nại tố tụng và quyền lợi của người lao động. Bảo vệ chính trị nội bộ, phòng gian bảo mật.  Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp vấn đề đối nội, đối ngoại sản xuất kinh doanh. Tổ chức kịp thời cho các phòng nghiệp vụ, các phòng có liên quan để triển khai khi thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mặt hàng kinh doanh XNK. Theo dõi đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, tiếp nhận và soát xét các chỉ tiêu đơn hàng XNK để phù hợp với các yêu cầu của nhà nước. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của công ty về số lượng, chất lượng mua và bán ra. Chức năng của phòng tổng hợp là xây dựng tổng hợp cân đối các chỉ tiêu kế hoạch XNK, tài vụ, lao động, tiền lương, vật tư bao bì vận tải ...bao gồm cả về số lượng ,chất lượng.  Phòng tài chính kế toán với chức năng giám đốc đồng tiền thông qua việc kiểm soát và quản lý tiền vốn và tài s ản của công ty có nhiệm vụ: + Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ mở sổ sách theo dõi hoạt động đơnvị, giúp họ làm thống kê báo cáo định kỳ hạch toán nội bộ theo quy định của công ty hướng dẫn của bộ tài chính. + Xây dựng kế hoạch thu chitài chính của công ty, chuẩn bị đầy đủ kịp thời cấc loại vốn kinh doanh XNK của công ty. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các phòng nghiệp vụ và phòng có liên quanthwcj hiện đúng các chỉ tiêu định mức đã được duyệt. + Tham gia xây dựng các phương án kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế các mặt hàng . + Thực hiện thanh toán các khoản thu chi theo đúng chỉ tiêu định mức theo các định mức tài vụ căn cứ vào các hợp đồng kinh tế và chứng từ hợp lệ, tổ chức công tác hạch toán kế toán. + Đảm bảo nguồn vốn vay ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra và phân tích hoạt động kinh doanh, giải quyết tiền hàng ứ đọng, công nợ dây dưa... + Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo kế toán tài vụ, tổ chức quản lý chứng từ sổ sách. Điều hành tổ chức lao động trong phòng .  Phòng hành chính quản trị chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung, điều động xe phương tiện thiết bị đã mua sắm và phục vụ cho quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn công ty có hiệu quả tiết kiệm, cất giữ bảo quản giữ gìnnhwngx tài liệu hiện có không để hư hỏng mất mát, xuống cấp hoặc để ra cháy nổ. Đề suất mua sắm phương tiện làm việc và các nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa, bảo vệ an toàn cơ quan. Duy trì thơi gian làm việc giữ gìn vệ sinh đảm bảo môi trường sạch đẹp đáp ứng yêu cầu cấp thiết của lãnh đạo và các phòng ban. Tổ chức tốt đời sống bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ.  Các phòng kinh doanh với người đại diện là trưởng phòng sau khi nhận được chỉ tiêu giao khoán được: + Giám đốc uỷ quyền kí kết các hợp động nội, ngoại, uỷ thác theo phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt và chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự uỷ quyền đó. Đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân khi vi phạm pháp luật do chủ quan gây ra. + Trong quá trình thực hiện phương án phòng nhận khoán phải thực hiện đúng quy trình, thao tác nghiệp vụ chuyên môn bảo đảm giảm chi phí. + Chủ động phát hiện giải quyết nguyên nhân gây ra tổn thất nhằm đảm bảohiệu quả kinh doanh cao. + Được vay vốn ưu đãi của công ty theo quy định và được công ty bảo lãnh để vay vốn của ngân hàng theo khế ước. Được huy động vốn nhàn rỗi của các cá nhân tập thể hoặc vay ngoài để thực hiện các thương vụ kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc về việc bảo đảm vốn vay sử dụng kinh doanh. + Được chủ động phân phối thu nhập cho cá nhân từ lương, thưởng của phòng mình theo nguyên tắc phân phối theo lao động. + Trên nguyên tắc lấy thu bù chi có lãi nộp công ty, được tự quyết định về giá mua , bán và các khoản chi phí trong kinh doanh trên cơ sở chứng từ tài chính thu chi hợp lệ và nằm trong lãi gppọ của đơn vị. + Hàng tháng được tạm ứng tiền lương và các khoản chi phí cần thiết có trách nhiệm nộp đủ các khoản lãi, phí quản lý, lãi ngân hàng hoặc thuê vốn cho công ty. Phải chịu khấu trừ các khoản chi phí vượt, vi phạm kỷ luật thu nộp của công ty.  Chi nhánh Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập để mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh và thu thập thông tin. Giám đốc chi nhánh và cán bộ, công nhân viênthuộc chi nhánh đồng chịu trách nhiệm về quản lý kinh doanh có hiệu quả các tài sản cố định và lưu động được công ty giao. Đôn đốc và thực hiện khâu giao nhận hàng hoá XNK của công ty tại cảng Hải Phòng.  Xí nghiệp TOCAN là xí nghiệp liên doanh với Canada để sản xuất chổi quét sơn và cán lăn tường từ năm 1993. 3- Khái quát tình hình công ty trong những năm gần đây. Là một trong những công ty có bề dày lịch sử lâu năm về buôn bán quốc tế ở Việt nam, TOCONTAP có thị trường hoạt động rộng lớn. Trong những năm gần đây công ty có bước phát triển đột biến doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận cũng tăng theo làm thu nhập của cán bộ cũng được cải thiện khá nhiều như năm 2001 mức lương là 1.550.000 đồng thì năm 2002 mức lương tăng lên 1.820.000 đồng. Có thể điễn đạt tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây. Với sự suy sụp chung của các công ty XNK khác,TOCONTAP cũng có nhiều khó khăn nhưng rồi cũng qua đi nhanh chóng. Kết quả đạt được trong 3 năm gần đây cũng là dấu hiệu tốt cho TOCONTAP trong thời gian tới và được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 KH TH KH TH KH TH Doanh thu (triệu đồng) 150000 185372 170000 286380 200000 287389 Kim ngạch XNK (USD) 16300000 21077000 20000000 31051660 22000000 24882653 Nộp ngân sách (triệu đồng) 45888 34198 33328 30629 40000 Lợi nhuận (trđ) 2000 2022 2100 2100 1965 2163 Thu nhập BQ (trđ) 1,675 1,55 1,5 1,82 Kim ngạch XNK (USD) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Tổng kim ngạch XNK 21.077.000 31.051.660 24.882.653 Kim ngạch XK 4.875.000 11.777.870 5.853.891 Kim ngạch NK 15.696.000 19273790 19.028.762 Qua bảng trên ta thấy năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm (2001-2005). Và tổng kim ngạch năm đầu tiên này đạt cao nhất so với năm trước đây bởi đây là sự cố gắng rất lớn đối với mặt hàng tạp phẩm, xuất được hơn 7triệu USD đưa kim ngạch xuất khẩu toàn công ty đạt 235% so chỉ tiêu. Để có số kim ngạch này công ty đã đa dạng hoá kinh doanh và hình thức kinh doanh như đấu thầu quốc tế, gia công, tạm nhập tái xuất. Những mặt hàng có kim ngạch lớn như: - Văn phòng phẩm 7876688 USD = 65% kim ngạch XK của công ty - Mặt hàng chổi quét sơn 2840125 USD = 24% cả năm - Hàng nông sản 116341 USD đạt 23% so chỉ tiêu - Hàng cao su 58 tấn đạt7,5% so chỉ tiêu Thị trường có kim ngạch lớn nhất trong năm qua là Canada, Iraq, Achentina...một số thị trường mới mở tuy kim ngạch còn nhỏ như Mỹ, Anh, Đức...Công ty có tổng số thị trường là 20 nước và 12 mặt hàng xuất khẩu. Trong năm 2002 chỉ tiêu toàn công ty đạt113% so kế hoạch nhưng so với năm 2001, năm 2002 công ty thực hiện 81%( 24,8 tr USD/ 31,1 tr USD). Nguyên nhân nay do tình hình kinh tế thương mại thế giới đã có sự phục hồi nhưng chậm, giá cả trên thị trường biến động hơn năm 2001, một số đồng tiền không ổn định nên sức mua của nhiều thị trường bị giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty. II. Tổ chức môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1- Nội dung tổ chức môi trường kinh doanh bên ngoài và thị trường của doanh nghiệp Như ta biết TOCONTAP là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức kinh doanh XNK là chính. Song trong XNK thì hình thức tự doanh là chủ yếu và nhập khẩu hơn hẳn xuất khẩu, xuất khẩu chỉ bằng 31% của nhập khẩu và còn bị ảnh hưởng của cạnh tranh xâm nhập thị trường rất lớn. Môi trường kinh doanh của công ty là môi trường kinh doanh quốc tế và thị trường công ty đang hoạt động là thị trường trong nước, thị trường nước ngoài. Công ty có thị trường hoạt động tương đối rộng lớn. Sau khi bạn hàng lớn nhất là Liên Xô cũ và các nước Đông âu sụp đổ công ty có nhiều cố gắng tìm kiếm thị trường mới và đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện nay công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 30 nước ở khắp các châu lục, trong đó chủ yếu là các nước Đông Nam á và Đông Bắc á. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công tác thị trường cực kì quan trọng, công ty luôn phải tìm kiếm khai thác thị trường mới. Ngoài những thị trường quen thuộc như Nhật bản, Hàn quốc, Singapore...Hiện nay công ty đã đem hàng hoá chào bán tại thị trường xa như Achentina, Brazil, Chilê...và là một doanh nghiệp đầu tiên đã xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ. TOCONTAP-Một doanh nghiệp nhà nước nên được sự quan tâm của bộ Thương mại , của các cấp lãnh đạo trực thuộc quản lý, chẳng hạn năm 2002 công ty được Bộ thương mại xuất khẩu 250 triệu đồng. Đây là một sự khích lệ thực sự, là đòn bẩy thúc đẩy công tác xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng gặp phải một số khó khăn như chính sách của nhà nước về công tác nhập khẩu đang gặp vướng mắc từ phía nhà nước về quan điểm , phương hướng, chính sách. Quan điểm của nhà nước là khuyến khích hoạt động xuất khẩu dần đưa hàng hoá Viêt nam thâm nhập các thị trường trên thế giới, đồng thời chỉ xuất khẳu những mặt hàng có tính chất thiết yếu đối với nền kinh tế trong nước. TOCONTAP là doanh nghiệp nhà nước từ thời cơ chế cũ đã không phải quan tâm đến thị trường trong nước vì xuất nhập khẩu theo nghị định thư , với hàng nhạp khẩu được nhà nước phân bổ theo kế hoạch , giao hàng theo địa chỉ trước. Mặt khác, công ty còn là đầu mối nhập khẩu độc quyền hàng công nghiệp tiêu dùng, vì vậy đội ngũ cán bộ thụ động, không quan tâm đến thị trường trong nướcđể tiêu thụ hàng hoá cho nên khi chuyển sang cơ chếthị trường công ty không tránh khỏi khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nhà nước nào cũng vấp phải. Hơn nữa TOCONTAP do chuyên kinh doanh XNK hàng công nghiệp tiêu dùng là những mặt hàng bị cạnh tranh gay gắt, đơn vị cạnh tranh lớn, hàng hoá thường phong phú , đa dạng chủng loại mặt hàng. Như ta biết đối với bất kì một doanh nghiệp, một công ty kinh doanh nào bao giờ cũng đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp mình . Vì vậy mà TOCONTAP đặt ra mục tiêu cho công ty trong năm tới phải đạt và vượt mức tổng kim ngạch XNK thời hoàng kim của mình. Để đạt được mục tiêu đó công ty đã xác định các nhiệm vụ chính của mình là: - Mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt chú trọng thị trường SNG và các nước Đông âu - Mở rộng mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh - Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm - Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độ và năng lực Tuy nhiên công ty gặp phải một số khó khăn về tình hình kinh tế nước ta và thế giới tiếp tục khó khăn, tỷ giá hối đoái còn nhiều thay đổi. Tiền mua USD tại ngân hàng đang gặp khó khăn, chứng từ của các công ty tồn đọng tại các ngân hàng khá lớn. Vì vậy công ty tiếp tục khắc phục khó khăn đẩy mạnh kim ngạch XNK bằng nhiều biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu đề ra. 2- Về khách hàng , người tiêu dùng TOCONTAP là công ty kinh doanh XNK cho nên khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong nước và nước ngoài. Khách hàng trong nước là các cơ quan, các xí nghịêp, các hợp tác xã công nghiệp, nông nghiệp ở các địa phương, các đơn vị, các công ty XNK ở các tỉnh thành, các công ty TNHH, các tổ chức thu gom hàng hoá nhỏ lẻ...Các đơn vị này có thể kết hợp buôn bán XNK các hàng hoá qua công ty. Công ty có thể nhập uỷ thác các thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc cho các bệnh viện. Còn đối với khách hàng nước ngoài chủ yếu là các nước Đông nam á, Đông bắc á ,Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ sỹ... Và sau khi sự biến động của thị trường cũ, sự tan rã của Liên Xô cũ đã ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp nhà nước nó gắn liền với sự xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp ở nước ta, xoá bỏ các nghị định thư, đánh dấu thời kì hoạt động tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước Việt nam, làm hạn hẹp các đầu mối XNK làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp phải gánh chịu và phải sau một thời gian mới có thể phần nào khắc phục hậu quả. Đối với TOCONTAP, SNG vẫn là một thị trường lớn cần khai thác một cách triệt để do những yêu cầu bán cũng như mua ở thị trường này cần mang tính cấp bách, tính khan hiếm thị hiếu