1. Tại sao kỹ năng nghe tiếng Anh lại quan trọng? Kỹ năng nghe đóng vai trò nền tảng trong giao tiếp tiếng Anh. Nhờ nghe, bạn có thể tiếp thu thông tin, hiểu ý người đối diện và phản hồi phù hợp. Kỹ năng nghe tốt giúp bạn tự tin giao tiếp trong mọi tình huống, từ học tập, công việc đến du lịch, giải trí.
1. Tại sao kỹ năng nghe tiếng Anh lại quan trọng? Kỹ năng nghe đóng vai trò nền tảng trong giao tiếp tiếng Anh. Nhờ nghe, bạn có thể tiếp thu thông tin, hiểu ý người đối diện và phản hồi phù hợp. Kỹ năng nghe tốt giúp bạn tự tin giao tiếp trong mọi tình huống, từ học tập, công việc đến du lịch, giải trí.
Nhiều người nghĩ rằng học nghe tiếng Anh thì chỉ cần tai hoạt động, nhưng dù là học kỹ năng nào thì cũng có sự liên kết gắn bó với nhau. Học nghe cũng vậy, tai nghe, miệng đọc, mắt nhìn, tay phải ghi chép có như thế mới giúp việc học đạt hiệu quả cao, rèn luyện thêm những kỹ năng còn lại.
Bạn không thể nghe tốt tiếng Anh nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng Anh, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Anh như Social Club tại Trung tâm anh ngữ Wall Street English để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh và nâng cao khả năng phát âm của mình.
Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới. Hãy dùng từ điển có phiên âm chuẩn như Longman Dictionary of Contemporary English, Longman Advanced American Dictionary…và học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng trong mỗi câu. Nắm được cách phát âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều.
Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng (keyword) để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài.
Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v… Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, hãy tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan sẽ giúp bạn định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên kết trong bài nghe.
Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Một số kênh thông tin đáng tin cậy có thể kể đến là BBC, CNN, VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc “tắm ngôn ngữ” này sẽ giúp bạn nắm bắt được các âm tiếng Anh, và thấy các âm này dễ nghe hơn hẳn.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự học, bạn có thể tham khảo thông tin và nhận tư vấn miễn phí về các khóa học tiếng Anh tại Wall Street English Vietnam.
Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thể học từ vựng bằng cách chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.
Việc nghe tiếng Anh với người học ngoại ngữ chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với những bài tập nghe có tốc độ nói nhanh, giọng điệu mạnh mẽ hoặc giọng địa phương.
Tuy nhiên, đừng quên đây không phải lần đầu. Chúng mình đã tập nghe và tập nói ngay từ khi còn là một em bé sơ sinh, khi hiểu biết của chúng mình về thế giới còn quá ít ỏi. Thế nên có gì để sợ đâu nhỉ?
Hãy lắng nghe thật tập trung. Đừng để ý về việc mình sẽ trả lời ra sao, đừng cố dịch nghĩa từng từ hay phân tích từng cấu trúc ngữ pháp trong lời của người nói. Hãy nghe với một tâm lý thoải mái nhất có thể.
Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng nghe rất nhiều nhưng hiểu không được bao nhiêu. Nguyên nhân là do bài nghe vượt ngoài khả năng của bản thân nên không thể bắt kịp. Tình trạng này kéo dài rất dễ sinh ra chán nản, thất vọng về bản thân. Do đó, nếu trình độ tiếng Anh bạn ở mức trung bình thì nên lựa chọn những bài nghe phù hợp để dễ dàng tiếp thu và sau đó sẽ dần nâng cấp độ bài nghe như thế việc học sẽ vô cùng hiệu quả, tuy chậm mà chắc.
Đây là một trong những bí quyết rất hiệu quả mà bất cứ người giỏi tiếng Anh nào cũng đã áp dụng.
Đầu tiên, khi bạn nghe một nội dung, hãy cố gắng nghe, cố hiểu ý chính. Sau đó vừa nghe vừa đọc lại những gì nhân vật đã nói trong bài nghe, hãy nhớ đọ lại đúng âm, ngữ điệu, các khoảng nghĩ, như thế sẽ giúp miệng quen với mặt âm, não bộ sẽ ôn lại các từ vựng đã biết và học thêm các từ vựng mới bằng âm thanh. Hãy lập lại nhiều lần cho đến khi quen nhé!
Bạn nghĩ mình quá bận rộn và chỉ có một vài phút mỗi ngày để học, thật ra đó lại là cách học lý tưởng nhất. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra luyện nghe trong thời gian ngắn từ 15-20 phút mỗi ngày, hay còn gọi là micro-learning, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cố gắng làm thật nhiều bài tập nghe, nhớ hàng trăm cấu trúc ngữ pháp và từ vựng chỉ trong một ngày. Hiểu một cách đơn giản, micro-learning chính là chia một nhiệm vụ học tập lớn thành các bài tập nhỏ chỉ mất ít phút để hoàn thành.
Lấy ví dụ minh họa, một bài tập nghe podcast có thể được chia thành các phần nhỏ, mỗi phần kéo dài từ 1 – 2 phút. Với cách chia này, người học có thêm thời gian để nghe – hiểu kỹ và học các từ vựng mới trong bài. Hoặc người học có thể tự chia nhỏ phần nghe theo cách mình muốn , tuy nhiên mỗi phần không nên quá 5 phút nghe.
Hãy thử luyện nghe đa dạng với nhiều phong cách khác nhau và tìm ra nguồn phù hợp nhất với mình.
Ví dụ, bạn có thể chọn nghe podcast, sách nói hoặc kênh radio về một chủ đề yêu thích. Việc này có thể giúp bạn giữ được sự tập trung lâu. Hoặc nếu có thời gian rảnh hơn, bạn có thể thử một kênh học tiếng Anh trên Youtube. Tự đọc theo sách nói cũng là một ý tưởng không tồi để luyện nghe và nói kết hợp.
Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn lọc nguồn nghe khi thực hành. Các bài nghe quá khó sẽ dễ làm bạn cảm thấy nhàm chán, nản chí hoặc thậm chí buồn ngủ. Hãy bắt đầu với những nguồn nghe dễ hơn (các nguồn bạn hiểu được khoảng 70-80% đại ý). Mức độ khó của nguồn nghe cũng phải được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi về khả năng nghe của người học.
Với phương pháp này bạn hãy thử luyện tập với những nguồn nghe có phụ đề tiếng Anh. Sau khi nghe mỗi câu, bạn hãy dừng audio, nhớ lại, đọc nhẩm lại rồi mới chép xuống. Hoặc bạn có thể đọc và thu âm lại để luyện phát âm đồng thời.
Hãy chỉ chép lại mỗi khi nghe hết cả câu, tránh dừng để nghe từng từ, bởi trong giao tiếp hàng ngày chúng mình luôn cần nghe hết cả câu, cả đoạn liên tục và ghi nhớ, trong bài thi nghe cũng vậy.
Một bài thực hành khác khá hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghe chính là “nghe chuyên sâu” và ghi chú. Hãy tìm một nơi yên tĩnh và sẵn sàng cho 15 phút tập trung không bị làm phiền, sau đó bật file nghe, ghi chú lại thật nhanh tất cả những gì bạn cảm thấy quan trọng trong bài cũng như ý chính của toàn bài. Hãy để ý đến giọng điệu của người nói khi lên xuống hoặc nhấn mạnh vào thông tin nào đó.
Đây là một bài tập quan trọng rèn luyện khả năng tập trung chú ý – thứ sẽ được vận dụng rất nhiều trong học tập và công việc sau này.
Nếu chúng mình còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh, hãy thử ngay những “tuyệt chiêu” này để cảm nhận sự tiến bộ từng ngày nhé. Đừng quên kiên trì thực hành đều đặn mỗi ngày và bổ sung vốn từ vựng càng nhiều càng tốt nữa nhé.
Th.S Khánh Huyền – Khoa Ngôn Ngữ Anh